Cá lóc là loại cá được ưa chuộng, dùng nhiều khi chế biến các món ngon trong bữa ăn của gia đình người Việt. Vậy lý do gì khiến cho cá lóc lại nhận được nhiều yêu thích như vậy? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cụ thể hơn thông qua bài viết 1 con cá lóc nướng bao nhiêu calo? Ăn có béo không?
Cá lóc là gì? Dinh dưỡng trong cá lóc
Cá lóc hay còn được biết đến với cái tên cá quả, cá chuối. Loại cá này thường sống tự nhiên ở các sông suối, ao, hồ hoặc được nuôi trong ao nước ngọt nhân tạo. Đặc điểm của cá lóc là đầu to dẹt, trông như đầu rắn. Phần thân tròn chứ không dẹt như các loài cá nước ngọt khác. Da lưng màu đen ánh nâu bạc, có mùi tanh và nhớt nhiều. Trong thịt cá lóc có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, cụ thể như:
– Chất béo: 1,4g
– Protein: 15g
– Cholesterol: 67mg
– Natri: 218mg
– Kali: 380mg
Ngoài ra, trong cá lóc còn chứa các vitamin và khoáng chất như: vitamin A, vitamin B, vitamin E, canxi, sắt,…
1 con cá lóc nướng bao nhiêu calo?
Để biết một con cá lóc nướng bao nhiêu calo, cần biết trong 100g thịt cá sẽ cung cấp cho cơ thể khoảng 78 calo. Tuy nhiên, hàm lượng calo này sẽ thay đổi tùy theo cách chế biến của mọi người. Cụ thể đối với món cá lóc hấp hay luộc thì lượng calo sẽ không thay đổi quá nhiều, có thể được giữ nguyên, chỉ khoảng 80 – 85 calo do có thêm một số gia vị hoặc nguyên liệu sử dụng trong khi chế biến món ăn. Đối với món cá lóc nướng, cá thường sẽ được tẩm ướp cùng một số loại gia vị để tăng thêm hương vị cho món ăn. Do đó, lượng calo trong một con cá lóc nướng sẽ là khoảng 112 calo. Cá lóc kho thì lượng gia vị sẽ nhiều hơn nên món ăn này có lượng calo nhiều nhất, khoảng 155 calo.
Ăn cá lóc nướng có béo không?
Vậy với một lượng calo như trên thì ăn cá lóc nướng có mập không? Do trong cá lóc có hàm lượng calo thấp và rất giàu chất dinh dưỡng nên đây là món ăn phù hợp với những người đang giảm cân, người có chế độ ăn kiêng. Tuy nhiên, thịt cá lóc có tính hàn nên nếu tiêu thụ quá nhiều trong một thời gian ngắn có thể sẽ gây lạnh bụng, đau bụng.
Do đó, bạn nên cân đối lượng ăn phù hợp với bản thân. Mỗi người trưởng thành chỉ nên ăn khoảng 340 gram thịt cá lóc đã nấu chín trong một tuần, không nên ăn nhiều hơn để mang lại hiệu quả giảm cân và không ảnh hưởng đến sức khỏe.
Cách ăn cá lóc giảm cân
Cá lóc là một nguyên liệu giàu dinh dưỡng nên được ứng dụng rất nhiều trong nền ẩm thực Việt Nam. Tuy vậy, bạn cũng cần chú ý một vài nguyên tắc chung khi chế biến cá lóc để vừa có một bữa ăn ngon miệng, vừa giữ được lượng dinh dưỡng tốt cho sức khỏe.
Hãy hạn chế dầu mỡ, gia vị, chế biến đơn giản để có thể giữ lại hàm lượng vitamin và khoáng chất trong cá lóc được nhiều nhất. Bạn có thể chế biến theo một số cách dưới đây:
- Cá lóc hấp
Đây là một món ăn vừa ngon lại vừa có cách chế biến đơn giản, hạn chế được lượng dầu mỡ.
– Bước 1: Sơ chế cá lóc, rửa sạch, đánh vảy, làm sạch bụng cá. Loại bỏ phần đuôi, mang cá và chà muối hoặc chanh để loại bỏ chất nhờn trên da cá. Rửa lại với nước và để ráo. Sau cùng, dùng dao khứa nhẹ vài đường trên thân cá.
– Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu dùng để hấp chung với cá lóc như: quả bầu, hành, dưa cải, sả,…
– Bước 3: Tùy theo khẩu vị và sở thích của mỗi gia đình mà cách ướp cá trước khi hấp sẽ khác nhau. Bạn có thể ướp cá cùng chút muối, tiêu, hạt nêm để tăng thêm hương vị cho món ăn.
– Bước 4: Cho vào nồi 100ml nước, bật bếp. Sau đó, cho tất cả nguyên liệu đã sơ chế vào nồi rồi đặt cá lên hấp trong khoảng 15 – 20 phút là bạn đã có một món cá lóc hấp ngon ngọt.
- Cá lóc nướng
Tuy cá lóc nướng có phần chế biến phức tạp hơn nhưng món ăn này lại có vị ngon và hương thơm khó cưỡng. Cách chế biến món cá lóc nướng như sau:
– Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu: cá lóc, sả. Cá lóc cạo vảy, làm sạch ruột, bỏ vây và đuôi rồi sửa cùng với muối hạt hoặc chanh. Sau khi rửa lại bằng nước sạch thì để ráo nước.
– Bước 2: Ướp cá cùng xả đập dập, hạt tiêu, muối và hạt nêm để cho món cá sau khi nướng được dậy mùi. Để cá thấm được hết gia vị cần ướp từ 15 – 20 phút.
– Bước 3: Dùng một que dài xiên dọc từ miệng đến phần đuôi của cá lóc rồi cắm xuống đất. Lấy rơm phủ lên bề mặt sao cho kín hết phần cá rồi đốt lửa. Sau khi rơm cháy hết, tiếp tục châm thêm trong khoảng 8 – 10 phút đến kho tro tàn.
– Bước 4: Kiểm tra thấy cá đã chín thì gạt bỏ hết phần rơm, tro ra khỏi cá rồi lấy ra khỏi xiên que. Dùng dao gọt bớt những phần đã bị cháy xém bên ngoài là đã có thể thưởng thức món cá nướng thơm ngon.
- Canh chua cá lóc
Canh chua cá lóc là một món ăn quen thuộc với các gia đình. Cách chế biến như sau:
– Bước 1: Sơ chế cá lóc thật sạch, dùng muối hoặc nước cốt chanh chà lên khắp bề mặt cá rồi rửa lại với nước. Dùng dao cắt thành các khúc vừa ăn.
– Bước 2: Ướp cá cùng với 1 thìa canh nước mắm, ½ thìa canh hạt nêm và ½ thìa cà phê hạt tiêu trong khoảng 15 phút để cá thấm đều gia vị.
– Bước 3: Dầm cốt me cùng với một thìa canh nước ấm khoảng 60 độ C cho đến khi tan ra. Nấu sôi 1 lít nước rồi cho nước me vừa dầm vào, trộn đều và nấu cho đến khi nước sôi lại lần nữa.
– Bước 4: Cho cá lóc đã ướp vào nồi rồi nấu khoảng 10 phút, vớt bỏ lớp bọt trên bề mặt. Cho cà chua, dứa, đậu bắp, giá đỗ vào cho đến khi nồi canh sôi lại một lần nữa. Nêm nếm thêm gia vị cho vừa ăn rồi rắc thêm rau ngỗ và ngò gai lên trên là bạn đã hoàn thành món ăn cho gia đình.
Tác dụng của cá lóc với sức khỏe
Không chỉ là nguyên liệu chế biến thành nhiều món ăn ngon, cá lóc còn mang lại một nguồn dinh dưỡng dồi dào cho cơ thể như:
– Giảm triệu chứng sưng: Trong cá lóc có chứa chất albumin là một loại protein quan trọng giúp ngăn ngừa sưng tấy, phù nề do các tế bào máu mất hình dạng.
– Hỗ trợ cơ thể hấp thụ dinh dưỡng: Hàm lượng axit amin như glycin, lysine, araginin và axit béo cao nên cá lóc được xem là một nguồn thực phẩm hỗ trợ cơ thể hấp thu các chất dinh dưỡng.
– Giúp vết thương nhanh lành: Thành phần albumin trong cá lóc còn giúp hỗ trợ quá trình tái tạo tế bào, đồng thời gửi tín hiệu đến hệ thống miễn dịch của cơ thể khi có tế bào và mô bị tổn thương.
– Hỗ trợ hình thành tế bào bạch cầu: Albumin cũng có vai trò hình thành tế bào bạch cầu cần thiết cho hệ miễn dịch. Khi cơ thể thiếu aibumin có thể sẽ dễ có biểu hiện đau nhức và triệu chứng viêm nhiễm.
Ngoài ra, theo Đông y, thịt cá lóc còn có tác dụng bổ khí huyết, gân cốt, trừ đàm. Chính vì vậy, cá lóc được sử dụng rất nhiều cho những bệnh nhân bị bệnh về phổi. Bên cạnh đó, cá lóc được cho là hỗ trợ những mẹ bầu ít sữa cũng như bồi bổ cho những người sau khi chữa bệnh về đường hô hấp.
Bài viết 1 con cá lóc nướng bao nhiêu calo? ăn có béo không? trên đã chia sẻ những thông tin hữu ích về lượng calo của một cá lóc nướng nói riêng và calo của cá lóc nói chung. Bạn hãy kết hợp cá lóc với các loại rau củ để tạo nên những món ăn vừa ngon miệng, vừa bổ dưỡng và giúp giảm cân hiệu quả.
Thông báo chính thức: Top100vn.vn - Review Top sản phẩm dịch tốt nhất, chúng tôi không bán hàng cũng không cung cấp bất kì dịch vụ tính phí nào.
Mọi lời mời chào mua hàng hay bất kì hành vi nào có phát sinh chi phí cho bạn dưới danh nghĩa Top100vn.vn đều là lừa đảo, Top100vn.vn miễn trừ mọi trách nhiệm. Xin cám ơn!