Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của Top100vn.vn, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "top100vn". (Ví dụ: thịt gà kỵ gì top100vn).
38 lượt xem

Bún măng vịt kỵ gì? 5 loại thực phẩm cần tránh ăn cùng

Bún măng vịt là một món ăn vô cùng hấp dẫn nhờ sự kết hợp của thịt vịt mềm, măng chua giòn giòn và nước dùng ngọt thanh. Tuy nhiên, khi ăn món ăn này, các bạn cần chú ý bún măng vịt kỵ gì để tránh gặp phải những rủi ro cho sức khỏe. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ những thông tin cụ thể về vấn đề này để giúp các bạn kết hợp các nguyên liệu khoa học, đúng cách!

bún măng vịt kỵ gì

TÌM HIỂU VỀ MÓN BÚN MĂNG VỊT

Bún măng vịt là một món ăn truyền thống của Thủ đô, gây hấp dẫn thực khách bởi phần nước dùng ngọt thanh, thịt vịt mềm, thơm ăn kèm cùng với măng tươi vô cùng đưa miệng.

Các nguyên liệu cơ bản của món bún măng vịt bao gồm măng khô hoặc măng tươi, thịt vịt, bún, hành lá và rau thơm ăn kèm. Nước dùng của món bún này được ninh từ vịt, khá trong, với hương vị ngọt thanh và đậm đà. Món bún măng vịt thường được dùng kèm với chén nước mắm tỏi ớt để thực khách có thể chấm thịt ngan hoặc bún.

Không chỉ là một món ăn ngon, bún măng vịt còn cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như: Carbs, chất xơ, protein, vitamin A, B, E, K, selen, sắt, đồng, kẽm, photpho, kali, magie, canxi, mangan,…Bên cạnh đó, thịt vịt là nguồn thực phẩm rất giàu chất béo lành mạnh như: Omega – 3, Omega – 6,…Những chất béo này có thể giúp làm giảm lượng cholesterol xấu trong máu, cải thiện sức khỏe tim mạch và tăng cường chức năng của não bộ.

BÚN MĂNG VỊT KỴ GÌ? TRÁNH NGAY NHỮNG THỰC PHẨM KỴ ĐỂ ĐẢM BẢO AN TOÀN

Theo các nghiên cứu, việc kết hợp những loại thực phẩm sai cách có thể làm suy giảm chất dinh dưỡng hoặc gây ra các vấn đề sức khỏe. Do đó, khi ăn bún măng vịt, các bạn cần lưu ý đến những loại thực phẩm kiêng kỵ với món ăn này để tránh tình trạng đau bụng, khó tiêu hoặc gặp các rủi ro về sức khỏe khác.

Dưới đây là danh sách 5 loại thực phẩm không nên ăn chung cùng với món bún măng vịt:

  • Các loại quả có tính nóng

Cả thịt vịt và măng tre đều có tính hàn, giúp thanh nhiệt cơ thể. Do đó, các bạn không nên ăn các loại quả có tính nóng ngay trước hoặc sau khi ăn bún măng vịt. Bởi sự kết hợp hai món này có thể gây ra tình trạng xung khắc nhiệt trong cơ thể, dẫn đến các triệu chứng đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu và buồn nôn.

Một số loại trái cây có tính nóng cần tránh sử dụng chung với bún măng vịt là: Sầu riêng, mít, nhãn, vải, chôm chôm, xoài,…

  • Ba ba

Cả thịt vịt và ba ba đều là những loại thực phẩm bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, trong thịt ba ba có chứa nhiều hoạt chất sinh học có khả năng làm biến chất thành phần protein trong thịt vịt. Từ đó, làm giảm giá trị dinh dưỡng của thịt vịt.

  • Các loại quả có vị chát

Theo các nghiên cứu cho thấy, trong các loại trái cây có vị chát như: Hồng, sơn trà, lựu, ổi xanh,…đểu có chứa chất axit tannin. Chất này khi kết hợp với thành phần protein và canxi có trong thịt vịt thì sẽ có thể tạo thành những phân tử kết tủa, không tan và khó phân hủy trong dạ dày. Từ đó, gây ra các tình trạng đầy bụng, khó tiêu, thậm chí làm tắc nghẽn đường ruột.

  • Trà xanh

Có nhiều người có thói quen uống trà xanh sau khi ăn bún măng vịt để hỗ trợ tiêu hóa thức ăn và làm giảm mùi tanh trong miệng. Tuy nhiên, cũng giống như trái hồng, trong lá trà có chứa hàm lượng lớn axit tannic. Chất này khi kết hợp với thành phần protein trong thịt vịt thì sẽ tạo thành hợp chất protein axit tannic khó hòa tan. Điều này sẽ khiến nhu động ruột hoạt động chậm lại, dễ dẫn đến các tình trạng đầy hơi, khó tiêu và táo bón.

  • Thực phẩm có tính hàn

Cả hai nguyên liệu chính của món bún măng vịt là thịt vịt và măng tre đều có tính hàn. Nếu các bạn tiêu thụ bún măng vịt cùng với những loại thực phẩm có tính hàn như: Dưa hấu, bí đao, củ cải, khổ qua, rau má, nước đá lạnh, kem,…thì sẽ càng làm tăng thêm mức độ lạnh bên trong cơ thể. Thậm chí khiến các mạch máu trọng dạ dày và ruột bị co lại, từ đó dẫn tới các tình trạng lạnh bụng, đau bụng và tiêu chảy.

NHỮNG LƯU Ý KHI ĂN BÚN MĂNG VỊT ĐỂ KHÔNG HẠI SỨC KHỎE

Bún măng vịt là một món ăn ngon và giàu chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, các bạn cần lưu ý chế biến và sử dụng món ăn này đúng cách để đảm bảo sức khỏe. Cụ thể như sau:

– Kiểm soát lượng tiêu thụ. Mỗi tuần các bạn chỉ nên ăn bún măng vịt khoảng 2 – 3 lần/ tuần, mỗi lần chỉ ăn 1 bát con. Không nên tiêu thụ món ăn này quá nhiều và liên tục bởi thịt vịt có hàm lượng đạm và chất béo cao. Việc ăn quá nhiều thịt vịt sẽ có thể tạo gánh nặng cho hệ tiêu hóa, dễ dẫn tới các hiện tượng đầy bụng, khó tiêu, gây cảm giác khó chịu cho người ăn.

– Thịt vịt vốn có tính hàn, nên các bạn có thể kết hợp cùng với những loại gia vị có tính ấm như: Gừng, tỏi,….để cân bằng nhiệt độ trong cơ thể, đồng thời giúp khử đi mùi hôi của thịt vịt.

– Chọn mua thịt vịt sạch sẽ, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng tại những cửa hàng uy tín để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, ngăn ngừa nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm.

– Trước khi đem vịt đi luộc, các bạn nên sử dụng chanh, giấm hoặc muối chà xát bên trong và ngoài con vịt nhiều lần để khử đi mùi hôi của thịt vịt, đồng thời khiến món vịt thơm ngon hơn.

– Tốt nhất là khi chế biến vịt, các bạn nên loại bỏ phần da, chỉ lấy phần thịt nạc. Bởi phần da vịt có hàm lượng cholesterol và chất béo cao, nếu tiêu thụ nhiều sẽ có thể gây tăng cân, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, mỡ máu và tiểu đường.

– Trong măng tre có chứa chất cyanide, chất này sau khi đi vào dạ dày thì sẽ chuyển hóa thành axit cyanhydric (HCN) – một chất độc gây nguy hiểm cho cơ thể. Do đó, sau khi mua măng về, các bạn nên ngâm măng trong nước nhiều lần và thường xuyên thay nước để loại bỏ bớt lượng cyanide, ngăn ngừa nguy cơ bị ngộ độc khi ăn măng. Ngoài ra, các bạn cần luộc măng ít nhất 3 lần và lưu ý không đậy nắp vung để các chất độc tố trong măng có thể bay hơi thoát ra ngoài trong quá trình nấu.

– Các bạn nên ăn bún măng vịt vào bữa sáng hoặc bữa trưa để cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng cho cơ thể hoạt động cả ngày. Tránh ăn thịt vịt vào bữa tối, đặc biệt là về khuya bởi đây là lúc cơ thể ít vận động, quá trình tiêu hóa diễn ra chậm lại sẽ dễ gây đầy hơi, chướng bụng và khó tiêu.

– Nếu có thời gian thì các bạn nên tự làm bún măng vịt tại nhà. Điều này sẽ giúp các bạn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, chủ động lựa chọn được nguồn nguyên liệu đầu vào chất lượng.

– Một số nhóm đối tượng được khuyến cáo không nên ăn bún măng vịt là: Người mắc bệnh Gout, các bệnh lý tại tim mạch, người vừa mới phẫu thuật, có hệ tiêu hóa kém, đang bị cảm, ho hoặc có thể trạng hư hàn,…

Trên đây là những thông tin chia sẻ về chủ đề bún măng vịt kỵ gì. Mong rằng qua bài viết này, các bạn có thể biết được cách kết hợp các loại nguyên liệu đúng cách, giúp đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bản thân và gia đình. Mọi thắc mắc về vấn đề này, các bạn hãy vui lòng nhấp chuột chọn TẠI ĐÂY hoặc comment cuối bài để được tư vấn và giải đáp sớm nhất.

Thông báo chính thức: Top100vn.vn - Review Top sản phẩm dịch tốt nhất, chúng tôi không bán hàng cũng không cung cấp bất kì dịch vụ tính phí nào.

Mọi lời mời chào mua hàng hay bất kì hành vi nào có phát sinh chi phí cho bạn dưới danh nghĩa Top100vn.vn đều là lừa đảo, Top100vn.vn miễn trừ mọi trách nhiệm. Xin cám ơn!