Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của Top100vn.vn, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "top100vn". (Ví dụ: thịt gà kỵ gì top100vn).
66 lượt xem

Măng cụt có kỵ với sầu riêng không?

Măng cụt là một loại trái cây nhiệt đới phổ biến, ngoài hương vị thơm ngon, chúng còn có chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, việc nắm rõ măng cụt kỵ gì là vô cùng cần thiết, giúp phát huy những lợi ích của loại trái cây này, đồng thời ngăn ngừa những tác dụng phụ không mong muốn. Vậy cụ thể măng cụt kỵ với những thực phẩm nào? Măng cụt có kỵ với sầu riêng không? Hãy cùng tìm hiểu vấn đề này trong bài viết dưới đây!

Măng cụt có kỵ với sầu riêng không

TÌM HIỂU VỀ MĂNG CỤT

Măng cụt là một loại cây ăn quả thuộc họ Bứa, được trồng phổ biến ở các nước thuộc khu vực Đông Nam Á như: Thái Lan, Indonesia và Việt Nam,…Quả măng cụt khi chín sẽ có lớp vỏ dày, màu đen hoặc tím đậm. Phần ruột màu trắng bên trong khá mọng nước, được chia thành các múi nhỏ, có hạt hoặc không có hạt.

Khi nếm thử các múi măng cụt, các bạn sẽ cảm nhận được vị chua ngọt thanh dịu và mùi thơm hấp dẫn. Ngoài việc ăn trực tiếp, các bạn còn có thể chế biến măng cụt thành các món chè, sinh tố, bánh hoặc gỏi trộn thơm ngon và hấp dẫn.

Loại quả này không chỉ tươi ngon mà còn có giá trị dinh dưỡng cao, nên được nhiều người ưa chuộng khi vào hè. Trái măng cụt có hàm lượng calo thấp và không chứa chất béo hoặc cholesterol. Bên cạnh đó, nó cũng rất giàu chất xơ, vitamin A, C, E cùng với các khoáng chất thiết yếu như: Mangan, kali, magie, đồng, sắt,…

Đặc biệt, trong vỏ măng cụt có chứa chất xanthones có đặc tính kháng viêm và chống oxy hóa, giúp bảo vệ các tế bào, ngăn ngừa các bệnh tim mạch, ung thư,..

MĂNG CỤT CÓ KỴ VỚI SẦU RIÊNG KHÔNG?

Theo các chuyên gia, măng cụt có hàm lượng đường cao, dễ gây nóng trong. Do đó, không nên sử dụng chúng chung với những loại trái cây có chứa nhiều đường khác như sầu riêng. Bởi việc tiêu thụ nhiều đường sẽ sinh ra nhiệt trong cơ thể, khiến các bạn cảm thấy nóng bức trong người. Từ đó, dẫn đến các tình trạng nổi mụn, nhiệt miệng, chảy máu cam, chảy máu chân răng, môi khô, nứt nẻ, táo bón,…

Do đó, tốt nhất là các bạn nên sử dụng măng cụt và sầu riêng cách nhau ít nhất 2 tiếng.

MĂNG CỤT KỴ VỚI MÓN GÌ? 5 MÓN “KHÔNG ĐỘI TRỜI CHUNG” VỚI MĂNG CỤT

Theo các chuyên gia, các bạn không nên kết hợp măng cụt cùng với một số loại đồ ăn, thức uống dưới đây vì sẽ có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe:

  • Sữa

Các bạn không nên vừa ăn măng cụt vừa uống sữa. Bởi thành phần vitamin C trong măng cụt sẽ có thể bị oxy hóa bởi vitamin B2 có trong sữa. Từ đó, khiến cho vitamin C bị phân giải và mất đi chức năng sinh học ban đầu, làm giảm giá trị dinh dưỡng của măng cụt.

  • Hải sản

Các bạn không nên tráng miệng bằng măng cụt sau khi ăn các loại hải sản như: Tôm, cua, ngao, sò,…Bởi trong các loại hải sản thường có chứa thành phần asen hóa trị V. Khi gặp thành phần vitamin C có trong măng cụt thì nó sẽ chuyển hóa thành asen hóa trị III (hay còn gọi là thạch tín) – một chất cực độc với cơ thể. Do đó, các bạn nên sử dụng măng cụt cách ít nhất 2 tiếng trước và sau khi ăn hải sản để đảm bảo an toàn.

  • Bia, sữa đậu nành

Theo các nghiên cứu cho thấy, một số thành phần dinh dưỡng trong măng cụt không tương thích với thành phần trong bia hoặc sữa đậu nành. Việc vừa ăn măng cụt vừa uống bia hoặc sữa đậu nành có thể gây đau bụng, buồn nôn.

  • Nước uống có gas

Lượng axit cao trong măng cụt khi kết hợp với lượng đường tinh luyện trong nước có gas sẽ có thể thúc đẩy các phản ứng hóa học. Từ đó, tạo ra các chất độc hại gây rối loạn tiêu hóa, đầy hơi, khó tiêu và buồn nôn.

  • Thực phẩm có tính nóng

Măng cụt là một loại trái cây ngon ngọt nhưng có tính nóng. Nếu các bạn tiêu thụ măng cụt cùng với những thực phẩm có tính nóng khác như: Nhãn, vải, mít, sầu riêng, thịt bò, thịt cừu,…thì sẽ có thể gây nóng trong, khiến cơ thể bị tăng thân nhiệt. Từ đó, dẫn đến các tác dụng phụ như: Nổi mụn, nhiệt miệng, chảy máu cam, chảy máu chân răng, khô miệng, táo bón,…

CÁCH ĂN MĂNG CỤT ĐÚNG CÁCH, AN TOÀN

Việc ăn măng cụt đúng cách sẽ giúp các bạn nhận được tối đa các chất dinh dưỡng trong loại quả này, mang lại những tác dụng tích cực cho sức khỏe và sắc đẹp. Dưới đây là một số lưu ý mà các bạn cần ghi nhớ khi ăn măng cụt:

  • Ăn măng cụt với lượng vừa đủ

Mặc dù rất thơm ngon, giàu dinh dưỡng nhưng các bạn chỉ nên ăn măng cụt khoảng 2 – 3 lần/ tuần, mỗi lần chỉ nên tiêu thụ 30g (tương đương 2 – 3 quả) là đủ. Việc tiêu thụ quá nhiều măng cụt cùng một lúc sẽ có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn như: Dị ứng, gây cản trở quá trình đông máu, đau bụng, đau cơ, nhức đầu, mất ngủ,…

  • Không nên ăn măng cụt khi bụng đói

Măng cụt có vị chua, có hàm lượng axit lactic cao. Do đó, việc ăn măng cụt khi bụng đói có thể gây kích ứng và tổn thương niêm mạc dạ dày, thậm chí về lâu dài có thể dẫn đến viêm loét dạ dày – tá tràng. Tốt nhất là các bạn nên sử dụng măng cụt như một loại trái cây tráng miệng sau bữa ăn.

  • Uống nhiều nước sau khi ăn măng cụt

Măng cụt có hàm lượng đường cao. Do đó, sau khi ăn măng cụt, các bạn nên tăng cường bổ sung nước để làm giảm nhiệt độ bên trong cơ thể, hỗ trợ đào thải độc tố ra ngoài. Từ đó, hạn chế tình trạng nổi mụn, nhiệt miệng do bị nóng trong sau khi nhiều măng cụt.

  • Kết hợp măng cụt với những thực phẩm có tính hàn, mát

Các bạn nên kết hợp tiêu thụ măng cụt cùng với những loại trái cây có tính hàn, mát như: Thanh long, dứa, dưa hấu, lê,….để trung hòa lượng nhiệt sản sinh trong cơ thể, ngăn ngừa tình trạng nổi mụn nhọt, nhiệt miệng, khô miệng…Bên cạnh đó, các loại quả này cũng sẽ giúp bổ sung thêm chất xơ, vitamin và khoáng chất cho cơ thể.

  • Cách chọn mua măng cụt tươi ngon

Khi chọn mua măng cụt, các bạn nên lựa chọn những quả có màu nâu sẫm, cuống vỏ vẫn còn màu xanh tươi, vỏ quả bóng, mịn. Khi bóp nhẹ vào quả, nếu thấy mềm và có độ đàn hồi thì đó là những quả măng cụt tươi ngon.

  • Những nhóm người không nên ăn măng cụt

– Bệnh nhân ung thư: Một số dưỡng chất trong măng cụt có thể gây ảnh hưởng đến hiệu quả của một số phương pháp điều trị ung thư như: Xạ trị, hóa trị,….Do đó, bệnh nhân ung thư nên hạn chế ăn măng cụt để quá trình điều trị đạt hiệu quả tốt nhất.

– Người bị đau dạ dày: Măng cụt có vị chua và hàm lượng axit cao. Do đó, những người đang bị đau dạ dày, viêm loét dạ dày nên hạn chế ăn loại quả này vì sẽ có thể làm tăng lượng dịch vị axit, khiến tình trạng viêm loét trở nên nặng hơn.

– Người bị bệnh đa hồng cầu: Đa hồng cầu xảy ra khi tủy xương sản xuất quá nhiều tế bào hồng cầu, dẫn đến tăng số lượng hồng cầu trong máu. Bệnh nhân mắc bệnh này nên tránh sử dụng măng cụt vì nó có thể làm tăng khối lượng hồng cầu trong máu.

Trên đây là những thông tin chia sẻ về chủ đề măng cụt có kỵ với sầu riêng không. Mọi thắc mắc về vấn đề này, các bạn hãy vui lòng nhấp chuột chọn TẠI ĐÂY hoặc comment cuối bài để được tư vấn và giải đáp sớm nhất.

Thông báo chính thức: Top100vn.vn - Review Top sản phẩm dịch tốt nhất, chúng tôi không bán hàng cũng không cung cấp bất kì dịch vụ tính phí nào.

Mọi lời mời chào mua hàng hay bất kì hành vi nào có phát sinh chi phí cho bạn dưới danh nghĩa Top100vn.vn đều là lừa đảo, Top100vn.vn miễn trừ mọi trách nhiệm. Xin cám ơn!