Vị ngọt thanh, giòn giòn của măng tươi đã chinh phục biết bao tín đồ ẩm thực. Tuy nhiên, việc kết hợp măng tre cùng với những loại thực phẩm kiêng kỵ sẽ không chỉ gây ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng mà còn gây ra các tình trạng đau bụng, khó tiêu. Vậy măng kiêng kỵ với món gì? Măng với cà chua có kỵ nhau không? Dưới đây là những thông tin Top 100 Việt Nam giải đáp cho băn khoăn này!
NHỮNG THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG CÓ TRONG MĂNG TRE
Măng là các cây non mọc chồi lên khỏi mặt đất của các loài tre, có dạng hình nón, bên ngoài phủ nhiều vòng nang cứng và đầu xẻ tua ngắn. Loại thực phẩm này được bày bán dưới nhiều hình thức, trong đó phổ biến nhất đó là măng tươi, măng khô và măng ngâm chua.
– Măng tươi là phần chồi non được thu hoạch từ các loại cây thuộc họ Tre như: Tre, le, nứa, vầu,…
– Măng khô là loại măng được phơi khô dưới ánh nắng mặt trời, có màu vàng nâu hoặc nâu, miếng măng dày và khô ráo. Loại măng này thường được sử dụng để nấu các món canh, hầm,…trong mâm cỗ ngày Tết.
– Măng chua là loại măng được ngâm trong hỗn hợp giấm, muối, đường và tỏi. Món ăn này có vị chua cay, giòn giòn, có thể dùng để ăn kèm với các món chiên xào để giải ngấy hoặc chế biến thành các món ăn như: Lẩu cá măng chua, măng chua xào, canh măng chua nấu tôm, canh cá măng chua,…
Theo Đông y, măng tre có vị ngọt, đắng nhẹ, tính mát bình, với tác dụng thanh nhiệt, lợi niệu, hoạt huyết và khu phong. Còn theo các nghiên cứu khoa học hiện đại thì măng tre có hàm lượng calo thấp, rất giàu chất xơ, vitamin A, B, C, E và các khoáng chất như: Kali, canxi, kẽm, mangan, crom, đồng, sắt, photpho và selen,…
BẤT NGỜ TRƯỚC NHỮNG TÁC DỤNG CỦA MĂNG TRE ĐỐI VỚI SỨC KHỎE
Không chỉ là một loại nguyên liệu nấu ăn thơm ngon, măng còn rất tốt cho sức khỏe và có thể giúp ngăn ngừa, điều trị một số bệnh. Những tác dụng của măng tre đối với sức khỏe có thể kể đến như:
- Giúp hỗ trợ giảm cân
Măng tre là sự lựa chọn tuyệt vời cho những ai đang có nhu cầu giảm cân. Loại thực phẩm có hàm lượng calo và carbs thấp, lại rất giàu chất xơ, nên có thể giúp mang lại cảm giác no lâu, giảm sự thèm ăn và kiểm soát cân nặng hiệu quả.
- Tốt cho tim mạch
Măng tre là nguồn cung cấp các khoáng chất như: Kali, magie,…cho cơ thể. Những khoáng chất này có tác dụng giúp các mạch máu giãn nở, cải thiện lưu lượng máu và duy trì nhịp tim ổn định. Bên cạnh đó, măng tre rất giàu chất xơ, có thể giúp đào thải lượng cholesterol xấu (LDL) ra khỏi cơ thể. Từ đó, giúp thanh lọc động mạch, ngăn chặn sự hình thành các mảng bám trong lòng mạch và làm giảm nguy cơ mắc các bệnh lý tại tim.
- Hỗ trợ hệ miễn dịch
Trong măng tre có chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho hệ miễn dịch như: Vitamin A, C,…Các loại vitamin này có thể giúp tăng cường sản xuất các tế bào bạch cầu, khiến các tế bào miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn và ngăn ngừa các bệnh lý viêm nhiễm.
- Ngăn ngừa bệnh tiểu đường
Hàm lượng chất xơ dồi dào trong măng tre có thể giúp làm chậm quá trình tiêu hóa. Từ đó, làm giảm tốc độ hấp thụ glucose vào máu, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.
- Làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư
Măng tre có chứa nhiều chất chống oxy hóa như: Catechin, axit chlorogenic và axit p – coumaric. Những chất này có thể làm vô hiệu hóa các gốc tự do – tác nhân gây ra tình trạng stress oxy hóa. Từ đó, giúp ngăn ngừa một số bệnh lý mãn tính như: Bệnh tim mạch, viêm khớp hoặc ung thư.
- Hỗ trợ hệ tiêu hóa
Măng tre là thực phẩm có chứa nhiều chất xơ. Dưỡng chất này có thể giúp thúc đẩy nhu động ruột, hỗ trợ quá trình tiêu hóa diễn ra trơn tru. Từ đó, có thể ngăn ngừa các tình trạng khó tiêu, đầy hơi và táo bón.
MĂNG VỚI CÀ CHUA CÓ KỴ NHAU KHÔNG?
Măng tre là một loại thực phẩm thơm ngon, dễ ăn và đa dạng trong cách chế biến. Tuy nhiên, không phải kết hợp măng với loại nguyên liệu nào cũng an toàn. Vậy măng với cà chua có kỵ nhau không?
Câu trả lời là “ Có”. Lý do là do trong măng có chứa một số chất có khả năng phá hủy vitamin C . Trong khi đó, cà chua lại rất giàu vitamin C. Do đó, việc ăn măng cùng với cà chua sẽ có thể khiến cơ thể không thể hấp thụ trọn vẹn nguồn vitamin C dồi dào trong cà chua. Từ đó, làm giảm giá trị dinh dưỡng của món ăn.
Ngoài cà chua thì các bạn cần lưu ý tránh tiêu thụ măng tre cùng với những loại thực phẩm giàu vitamin C khác như: Cam, chanh, bưởi, kiwi, dâu tây, ổi, ớt chuông, cải bó xôi,…
NHỮNG THỰC PHẨM KHÁC KHÔNG NÊN DÙNG CHUNG VỚI MĂNG
Hậu quả của việc kết hợp các loại thực phẩm không đúng cách là có thể gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình, các bạn cần ghi nhớ danh sách những loại thực phẩm kiêng kỵ với măng tre dưới đây:
- Gan heo
Nếu các bạn chế biến măng cùng với gan heo hoặc tiêu thụ hai món này trong cùng một bữa thì các hoạt chất sinh học trong măng có thể làm giảm khả năng hấp thụ các vitamin có trong gan. Điều này có thể làm giảm giá trị dinh dưỡng của món ăn.
- Thực phẩm có tính hàn
Về bản chất, măng tre là loại thực phẩm có tính mát, lạnh. Do đó, các bạn cần tránh kết hợp chúng cùng với những loại thực phẩm có tính hàn như: Rau muống, dưa chuột, bí đao, dưa hấu, lê, thanh long, kem, nước đá lạnh,…Nếu không, thì việc dung nạp nhiều thực phẩm có tính hàn cùng một lúc sẽ khiến bạn bị lạnh bụng, đau bụng và tiêu chảy.
NHỮNG SAI LẦM KHI ĂN MĂNG GÂY ẢNH HƯỞNG XẤU ĐẾN SỨC KHỎE
Dưới đây là 4 sai lầm thường gặp khi ăn măng tươi mà các bạn cần tránh mắc phải để đảm bảo an toàn cho sức khỏe:
- Ăn quá nhiều măng
Măng tre có chứa nhiều chất xơ, nếu tiêu thụ dưỡng chất này với lượng vừa phải thì sẽ giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa. Tuy nhiên, nếu các bạn ăn măng tre quá nhiều và liên tục thì sẽ có thể tạo gánh nặng cho hệ tiêu hóa, dẫn tới các tình trạng đầy hơi, khó tiêu và tiêu chảy.
Do đó, tốt nhất là các bạn chỉ nên ăn 2 – 3 bữa măng/ tháng, mỗi lần chỉ tiêu thụ khoảng từ 200 – 300 gram măng.
- Không rửa và luộc măng kỹ trước khi ăn
Trong măng tươi có chứa hàm lượng cyanide rất cao. Dưới tác động của các enzyme tiêu hóa, cyanide có thể chuyển hóa thành axit cyanhydric – một chất cực độc với cơ thể. Do đó, các bạn cần phải ngâm măng trong nước nhiều lần và thay nước thường xuyên để loại bỏ bớt lượng cyanide có trong măng. Bên cạnh đó, cần luộc măng thật kỹ ít nhất 3 lần để đảm bảo an toàn khi tiêu thụ loại thực phẩm này. (1)
- Đậy nắp vung khi luộc măng
Trong quá trình luộc măng, các bạn không được đậy nắp vung. Vì điều này sẽ làm chất độc tố trong măng không bay hơi, thoát ra ngoài được, khiến chúng ngấm vào trong măng gây hại cho sức khỏe. Do đó, tốt nhất là khi luộc, nấu măng, các bạn nên mở nắp nồi để chất cyanide có thể bay hết ra ngoài, đảm bảo an toàn khi ăn.
Trên đây là những thông tin chia sẻ về chủ đề măng với cà chua có kỵ nhau không. Mọi thắc mắc về vấn đề này, các bạn hãy vui lòng nhấp chuột chọn TẠI ĐÂY hoặc comment cuối bài để được tư vấn và giải đáp sớm nhất.
Thông báo chính thức: Top100vn.vn - Review Top sản phẩm dịch tốt nhất, chúng tôi không bán hàng cũng không cung cấp bất kì dịch vụ tính phí nào.
Mọi lời mời chào mua hàng hay bất kì hành vi nào có phát sinh chi phí cho bạn dưới danh nghĩa Top100vn.vn đều là lừa đảo, Top100vn.vn miễn trừ mọi trách nhiệm. Xin cám ơn!