Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của Top100vn.vn, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "top100vn". (Ví dụ: thịt gà kỵ gì top100vn).
44 lượt xem

Ăn mận với dứa có sao không?

Ăn mận với dứa có sao không? Mận và dứa thuộc nhóm hoa quả phổ biến trong đời sống hàng ngày. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc không biết ăn mận với dứa có sao không? có ảnh hưởng gì đến sức khỏe? Những thắc mắc này sẽ được chuyên gia giải đáp cụ thể trong nội dung bài viết dưới đây.

Ăn mận với dứa có sao không

Tìm hiểu về mận và dứa

Mận: một số tài liệu ghi chép lại, mận là thực vật có nguồn gốc ở Trung Quốc và ngày nay được trồng rất nhiều ở các đất nước khác nhau, điển hình như Nhật Bản, Triều Tiên, Ấn Độ, Lào… Tại nước ta, Mận được trồng nhiều ở các tỉnh thành vùng núi phía Bắc điển hình như Lào Cai, Hà Nội, Lạng Sơn… (1)

Nước, protein, chất béo, chất xơ; các loại vitamin như: vitamin B, C, E, K,…;Một số khoáng chất thiết yếu: sắt, canxi, kali, magie, kẽm, mangan, đồng,…mang đến nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe.

Dứa: hay còn gọi là thơm, là loại quả phổ biến có thể dùng để ăn trực tiếp hoặc chế biến cùng với nhiều món ăn khác nhau. Theo đánh giá từ chuyên gia dinh dưỡng, dứa có chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất như: vitamin A, vitamin C, vitamin B6, folate, sắt, kẽm, canxi, mangan… Đặc biệt trong loại quả này có chứa lượng vitamin C rất lớn cung cấp cho cơ thể cùng lượng chất chống oxy hóa tốt cho sức khỏe. (2)

Tuy nhiên, hiện nay có nhiều luồng ý kiến, thông tin trái chiều không rõ ăn mận với dứa có ảnh hưởng tới sức khỏe hay không? 

Vậy, ăn mận với dứa có sao không?

Đối với câu hỏi ăn mận với dứa có sao không, chuyên gia cho biết hiện nay chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh dứa và mận kỵ nhau. Do đó bạn hoàn toàn có thể sử dụng hai loại hoa quả này cùng lúc được. Dưới đây là những tác dụng phổ biến:

–  Tốt cho hệ tim mạch: Trong hai loại quả này có chứa hàm lượng kali khá cao. Nhờ đó nó có thể mang lại tác dụng ổn định huyết áp hiệu quả. Tác dụng giảm thiểu các nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch và hệ thần kinh, cải thiện tâm trạng tốt hơn.

–  Hiệu quả cải thiện hệ miễn dịch: Vì trong hai loại quả này có chứa hàm lượng lớn vitamin C nên nó có thể hỗ trợ rất tốt cho hệ miễn dịch tối ưu. Tác dụng tăng cường sức đề kháng cơ thể, cải thiện và phòng ngừa các bệnh lý hiệu quả hơn.

–  Hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh: dứa và mận đều thuộc nhóm hoa quả với tác dụng tốt cho hệ tiêu hóa, ngăn ngừa các bệnh lý táo bón đồng thời có lợi cho đường ruột hoạt động thêm khỏe mạnh hơn.

–  Cung cấp vitamin và khoáng chất: dứa và mận có chứa nguồn vitamin và dưỡng chất tuyệt vời giúp hỗ trợ tăng cường sức khỏe, làm đẹp da và có thể mang lại hiệu quả giảm cân rất tốt.

–  Tốt cho thị lực: Các vitamin và khoáng chất có trong dứa và mận như vitamin A, B, C, beta carotene,… đều rất tốt cho thị lực với tác dụng giúp phòng tránh các bệnh về mắt như đục thủy tinh thể, giảm thị lực, thoái hóa điểm vàng.

Mận và dứa không nên ăn cùng với gì?

Dưới đây là những món đồ ăn, thực phẩm không nên ăn chung với mận và dứa mà bạn có thể tham khảo như sau:

  • Đối với dứa:

–  Không nên ăn cùng sữa: Theo các nghiên cứu chứng minh rằng quả dứa có hàm lượng lớn ait, trong khi đó sữa có lượng protein dồi dào. Do đó, nếu như ăn dứa và uống sữa cùng lúc có thể dẫn tới phản ứng axit ascorbic, gây kích ứng với dạ dày và hệ thống ruột, tạo ra triệu chứng ngộ độc thực phẩm nhẹ như đau đầu, tiêu chảy nghiêm trọng.

–  Trứng: Cũng tương tự như với sữa, trứng giàu protein không phù hợp ăn cùng với dứa. Vì nó có thể dẫn tới các biểu hiện đầy bụng, khó tiêu, ảnh hưởng đến sức khỏe.

–  Củ cải: Không nên kết hợp với dứa vì nó có thể làm giảm giá trị dinh dưỡng trong món ăn. Hơn nữa, nếu ăn chung củ cải với dứa có thể tăng cường chuyển đổi thành flavonoid trong dứa tạo thành một chất có thể ảnh hưởng tới chức năng hoạt động của tuyến giáp.

–  Xoài: Bạn có biết xoài và dứa thuộc nhóm thực phẩm dễ gây dị ứng nên nếu như dùng cùng lúc nguy cơ dị ứng, nổi mẩn có thể tăng lên gấp đôi. Vì thế tốt hơn hết nên tránh kết hợp.

–  Hải sản: Bạn không nên ăn hải sản với nhóm đồ ăn có hàm lượng vitamin C lớn. Vì nếu như kết hợp cùng lúc chúng có thể tạo nên asen trioxide (hay còn gọi là thạch tín) gây ngộ độc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Ngoài ra, nhóm những người sau đây được cho là không nên ăn dứa tránh gây ra những hệ lụy cho sức khỏe, đó là:

–  Những người mắc bệnh dạ dày: Theo cảnh báo, những người mắc bệnh dạ dày không nên ăn dứa hoặc hạn chế tối đa ăn dứa. Lý do bởi lượng axit cao có trong dạ dày có thể dẫn tới tình trạng viêm loét niêm mạc dẫn tới khó chịu, buồn nôn, ảnh hưởng tới sức khỏe.

–  Những người tiểu đường: Dứa vốn dĩ có chứa lượng đường lớn có thể dẫn tới gia tăng lượng đường huyết ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

–  Phụ nữ mang thai: Đối với nhóm phụ nữ mang thai không nên ăn dứa đặc biệt trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ. Vì nó có thể kích thích dẫn tới sảy thai hoặc đau bụng, ra máu…

  • Đối với mận:

Theo chuyên gia dinh dưỡng, mận hầu như không kỵ với bất kỳ món ăn hay thực phẩm nào. Tuy nhiên, nhóm những đối tượng dưới đây được cho là nên hạn chế tối đa ăn mận, cụ thể:

–  Khi bụng đang đói: theo khuyến cáo, bạn không nên ăn mận lúc đói. Vì nó có thể gia tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi thận. Do trong mận vốn dĩ có chứa một chất có tên oxalate, nhóm chất này có thể cản trở sự hấp thụ canxi trong cơ thể dẫn tới ảnh hưởng tới thận, bàng quang và đặc biệt ảnh hưởng tới dạ dày.

–  Nhóm phụ nữ có thai: vì bản chất của mận có tính nóng trong khi đó thân nhiệt phụ nữ mang thai thường cao hơn bình thường nên nó có thể gây ra những bất lợi cho mẹ và thai nhi.

–  Những người bị bệnh thận: Vì mận có chứa nhiều oxalate nên nó có thể gây nên cản trở sự hấp thụ chất calci trong cơ thể. Từ đó gây nên tình trạng kết tủa- là nhóm nguyên nhân dẫn tới các bệnh lý viêm tại thận và bàng quang.

–  Những người có cơ địa nóng trong: Vì mận có tính nóng nên nếu bạn có cơ địa nóng trong thì nên hạn chế tối đa ăn mận, nó có thể dẫn tới nổi mụn nhọt nghiêm trọng.

–  Những người mắc bệnh dạ dày: Vì tính axit cao trong mận nên nếu như bạn có tiền sử mắc bệnh dạ dày ăn mận có thể gây nên các biểu hiện cồn cào, khó chịu, khiến bệnh càng trở nặng hơn.

–  Những người đang dùng thuốc: Theo khuyến cáo, nếu như bạn đang trong thời gian uống thuốc thì không nên ăn mận. Vì nó có thể dẫn tới giảm tác dụng của thuốc. Đặc biệt khuyến cáo đối với những nhóm người mới trải qua phẫu thuật thì không nên ăn mận.

–  Không nên ăn quá nhiều mận cùng lúc: Nếu như bạn ăn quá nhiều mận cùng lúc có thể dẫn tới tình trạng nóng trong người, gây ra nổi mụn và nhiều hệ lụy khác.

Ngoài ra, bạn cần chú ý nên chọn loại mận tươi ngon, không có dấu hiệu hỏng, dập nát. Cần mua mận tại những cơ sở uy tín để sử dụng an toàn cho sức khỏe. 

Mong rằng những thông tin chia sẻ từ bài viết đã giúp bạn biết được ăn mận với dứa có sao không? Nếu như bạn còn bất kỳ băn khoăn, thắc mắc nào có thể nhấp chuột TẠI ĐÂY hoặc comment bên dưới bài viết để được tư vấn và giải đáp cụ thể, chi tiết hơn. Chúc bạn sức khỏe. 

Thông báo chính thức: Top100vn.vn - Review Top sản phẩm dịch tốt nhất, chúng tôi không bán hàng cũng không cung cấp bất kì dịch vụ tính phí nào.

Mọi lời mời chào mua hàng hay bất kì hành vi nào có phát sinh chi phí cho bạn dưới danh nghĩa Top100vn.vn đều là lừa đảo, Top100vn.vn miễn trừ mọi trách nhiệm. Xin cám ơn!