Mì tôm là một món ăn được ưa chuộng nhờ vào sự tiện lợi, giá cả rẻ và hương vị thơm ngon, đậm đà. Tuy nhiên, việc chế biến và ăn mì tôm không đúng cách có thể gây ra nhiều nguy hại cho sức khỏe. Vậy cần lưu ý gì khi tiêu thụ mì tôm? Ăn mì tôm với sữa đậu nành có sao không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những vấn đề này!
MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ MÌ TÔM
Mì tôm là một dạng ngũ cốc ăn liền dạng sợi. Món ăn này có cách chế biến cực kỳ đơn giản, nhanh chóng, các bạn chỉ cần cho vắt mì ra tô cùng với các gói gia vị đi kèm. Sau đó, đổ nước sôi vào và chờ khoảng 2 – 3 phút là có thể sử dụng được.
Nhật Bản là nơi sản xuất mì tôm lần đầu tiên vào năm 1958. Sau đó, mì tôm đã trở thành một món ăn phổ biến trên khắp thế giới nhờ vào sự tiện dụng, cách chế biến nhanh và hương vị hấp dẫn.
Ngoài cách nấu mì gói truyền thống, các bạn có thể chế biến mì tôm thành nhiều món ăn ngon, lạ miệng như: Mì tôm xào bò, trứng chiên mì tôm, pizza mì tôm, mì tôm trộn tóp mỡ, mì tôm trộn trứng lòng đào, hamburger mì tôm, mì tôm nấu xương heo,..
Mặc dù là một món ăn tiện lợi, chế biến nhanh và có hương vị thơm ngon, nhưng mì tôm lại không được đánh giá cao về giá trị dinh dưỡng. Trong mì tôm có chứa nhiều carbs, chất béo và muối natri, nhưng lại bị thiếu hụt chất xơ, protein, vitamin và khoáng chất.
Do đó, việc ăn mì tôm liên tục, thường xuyên, thậm chí thay cho bữa ăn chính sẽ có thể khiến cơ thể bị thiếu hụt chất dinh dưỡng, làm tăng huyết áp và gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tại tim mạch, thận,….
ĂN MÌ TÔM VỚI SỮA ĐẬU NÀNH CÓ SAO KHÔNG?
Theo các chuyên gia, cả mì tôm và sữa đậu nành không có chứa các thành phần kỵ nhau. Do đó, các bạn hoàn toàn có thể uống sữa đậu nành sau khi ăn mì tôm mà không gặp phải vấn đề sức khỏe nào. Thậm chí việc tiêu thụ các thực phẩm giàu tinh bột như mì tôm khi uống sữa đậu nành còn giúp thành phần protein trong sữa đậu nành phản ứng với dịch dạ dày và được hấp thụ hoàn toàn vào cơ thể.
Bên cạnh đó, sữa đậu nành là loại đồ uống có tính mát, có thể giúp cân bằng lại tính nóng của mì tôm, hạn chế tình trạng nóng trong, nổi mụn. Không chỉ vậy, việc uống sữa đậu nành cũng có thể giúp làm dịu đi vị cay nóng của mì tôm khi ăn.
Bên cạnh sữa đậu nành thì các bạn cũng có thể lựa chọn bổ sung những loại nước có tính mát khác như: Nước râu ngô, trà atiso, nước dừa, trà bạc hà,….sau khi ăn mì để giúp làm giảm nhiệt cơ thể, hỗ trợ đào thải độc tố ra ngoài.
CÁC LOẠI ĐỒ UỐNG, MÓN ĂN KHÁC GIÚP LÀM GIẢM VỊ CAY CỦA MÌ TÔM
Bên cạnh sữa đậu nành, thì các bạn cũng có thể tham khảo bổ sung những loại đồ uống, món ăn dưới đây sau khi ăn mì tôm để làm giảm bớt vị cay trên lưỡi:
- Ngậm kẹo
Lượng đường trong kẹo có thể hấp thụ thành phần capsaicin có trong ớt, từ đó giúp làm giảm tình trạng nóng rát trong miệng sau khi ăn mì gói.
- Bánh mì trắng
Việc nhai một lát bánh mì có thể giúp thấm hút chất capsaicin có trong ớt ra khỏi bề mặt lưỡi. Từ đó, làm giảm độ cay của món mì một cách nhanh chóng và hiệu quả. Ngoài bánh mì thì cơm trắng cũng có thể mang lại hiệu quả tương tự.
- Rau xanh
Trong rau xanh có chứa hàm lượng chất xơ cao và một lượng đường tự nhiên lớn sẽ giúp giảm bớt vị cay của món mì. Do đó, khi nấu mì tôm, các bạn hãy cho thêm một số loại rau củ như: Cà rốt, đậu cô ve, bông cải xanh, rau muống,….để hấp thụ bớt vị cay.
- Giấm gạo
Khi nấu mì tôm, các bạn có vắt thêm một ít chanh hoặc cho thêm một ít giấm gạo để làm giảm vị cay của món mì.
CÁC LƯU Ý KHI ĂN MÌ TÔM ĐỂ HẠN CHẾ NHỮNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHỎE
Dưới đây là một số lưu ý khi chế biến mì tôm giúp các bạn giảm thiểu tối đa những tác động tiêu cực của chúng đến sức khỏe:
– Kiểm soát khẩu phần tiêu thụ. Các bạn nên giới hạn ăn mì tôm khoảng 2 lần/ tuần, mỗi lần chỉ tiêu thụ 1 gói. Không nên ăn quá nhiều vì mì tôm có chứa nhiều chất béo, muối và chất bảo quản. Nếu tiêu thụ quá mức thì sẽ có thể gây hại cho sức khỏe.
– Lựa chọn mua mì gói của những thương hiệu uy tín để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
– Không nên ăn mì gói vào buổi tối, trước khi đi ngủ. Bởi quá trình trao đổi chất và tiêu hóa thường sẽ diễn ra chậm lại vào cuối ngày. Nếu ăn món ăn giàu calo và chất béo như mì tôm vào lúc này thì sẽ có thể gây tích lũy mỡ thừa, tăng cân, đầy hơi và khó tiêu. Từ đó, gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
– Nên trụng sơ mì qua nước sôi và bỏ nước đầu đi. Sau đó, đun một nồi nước mới để để nấu mi. Cách này sẽ giúp loại bỏ bớt lượng chất béo, muối và chất bảo quản bên trong vắt mì.
– Trong quá trình sản xuất, vắt mì thường sẽ được chiên trong ngập dầu để làm giảm bớt độ ẩm, kéo dài thời gian bảo quản. Do đó, trong mì tôm thường có chứa nhiều chất béo bão hòa. Nếu khi nấu, các bạn lại cho thêm gói dầu vào thì sẽ có thể làm gia tăng lượng chất béo của món ăn, dễ gây tăng cân, béo phì và nhiều vấn đề sức khỏe khác. Do đó, tốt nhất là khi chế biến mì tôm, các bạn không nên cho gói dầu vào.
– Trong vắt mì tôm đã có chứa một lượng muối nhất định. Do đó, khi nấu mì, các bạn chỉ nên bỏ một nửa gói súp gia vị vào, không nên cho toàn bộ gói súp. Bởi vì sẽ có thể khiến cơ thể dung nạp nhiều muối, từ đó dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe như: Tăng huyết áp, bệnh tim mạch, sỏi thận,…
– Thay vì ăn mì xào, mì chiên giòn, các bạn nên ưu tiên lựa chọn các món mì nước để làm giảm bớt lượng dầu mỡ hấp thụ vào cơ thể.
– Khi nấu mì, các bạn nên cho thêm những loại thực phẩm giàu protein và chất xơ như: Thịt bò, thịt lợn nạc, trứng, giá đỗ, rau muống, bông cải xanh, rau cải, nấm,….để bù đắp những dưỡng chất mà mì tôm bị thiếu hụt, giúp bữa ăn cân bằng chất dinh dưỡng hơn. Bên cạnh đó, chất xơ sẽ giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa, thúc đẩy quá trình đào thải độc tố trong cơ thể. Từ đó, hạn chế tình trạng nóng trong, nổi mụn khi ăn mì tôm.
– Thay vì các loại mì tôm thông thường, các bạn có thể lựa chọn các sản phẩm mì gạo lứt ăn liền. Gạo lứt có chứa ít calo, nhưng lại giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất, rất tốt cho hệ tiêu hóa, hạn chế tình trạng đầy bụng, khó tiêu và tích lũy mỡ thừa.
– Những người mắc bệnh lý tại tim mạch, thận và dạ dày không nên ăn mì tôm để đảm bảo sức khỏe, tránh khiến bệnh tình trở nên nặng hơn. (1)
– Trẻ nhỏ không nên ăn mì gói vì chúng không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của trẻ. Bên cạnh đó, mì gói là món ăn khó tiêu hóa, có thể khiến cho bé bị đầy hơi, chán ăn, ăn ít và có nguy cơ bị suy dinh dưỡng.
Trên đây là những thông tin chia sẻ về vấn đề ăn mì tôm với sữa đậu nành có sao không? Mọi thắc mắc về vấn đề này, các bạn hãy vui lòng nhấp chuột chọn TẠI ĐÂY hoặc comment cuối bài để được tư vấn và giải đáp sớm nhất.
Thông báo chính thức: Top100vn.vn - Review Top sản phẩm dịch tốt nhất, chúng tôi không bán hàng cũng không cung cấp bất kì dịch vụ tính phí nào.
Mọi lời mời chào mua hàng hay bất kì hành vi nào có phát sinh chi phí cho bạn dưới danh nghĩa Top100vn.vn đều là lừa đảo, Top100vn.vn miễn trừ mọi trách nhiệm. Xin cám ơn!