Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của Top100vn.vn, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "top100vn". (Ví dụ: thịt gà kỵ gì top100vn).
63 lượt xem

Ăn mì tôm uống bò húc có sao không?

Mì tôm từ lâu đã được biết đến là một món ăn cực tiện lợi và nhanh chóng, giúp thỏa mãn cơn đói trong những lúc bận rộn, không có thời gian nấu nướng. Tuy nhiên, mì tôm được khuyến cáo không nên dùng chung với một số loại thực phẩm, nước uống để tránh những phản ứng bất lợi cho cơ thể. Vậy mì tôm kỵ với gì? Ăn mì tôm uống bò húc có sao không? Hãy cùng tìm hiểu vấn đề này trong bài viết dưới đây!

Ăn mì tôm uống bò húc có sao không

THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG TRONG MÌ TÔM

Mì tôm hay còn gọi là mì ăn liền là sản phẩm ngũ cốc dạng sợi ăn liền được đóng gói và chế biến sẵn. Khi ăn, các bạn chỉ cần ngâm vắt mì cùng với các gói gia vị trong nước sôi khoảng từ 3 – 5 phút là có thể sử dụng được. Nhật Bản là nơi sản xuất mì tôm đầu tiên vào năm 1958. Giờ đây, nó đã trở thành một món ăn phổ biến trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam.

Nguyên liệu chính của mì tôm là tinh bột tinh chế được chiên đi chiên lại nhiều lần. Do đó, mì tôm có chứa thành phần dinh dưỡng chủ yếu là tinh bột và chất béo. Nó cung cấp rất ít chất đạm, chất xơ, vitamin cùng khoáng chất.

Do đó, việc ăn mì tôm thường xuyên, liên tục sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cần thiết của cơ thể, dễ dẫn đến tình trạng suy nhược, mệt mỏi.

ĂN MÌ TÔM UỐNG BÒ HÚC CÓ SAO KHÔNG?

Nhiều người thường có thói quen uống một lon bò húc mát lạnh sau khi thưởng thức mì tôm để làm dịu đi cảm giác cay nóng trong miệng. Cảm giác được uống một hụm bò húc mát lạnh sau khi ăn một bát mì tôm đậm đà, cay nồng thì không còn gì bằng. Tuy nhiên, liệu sự kết hợp này có tốt không? Có ảnh hưởng gì đến sức khỏe hay không?

Thực tế, cả mì tôm và nước tăng lực Bò Húc nếu tiêu thụ nhiều đều không tốt cho cơ thể. Trong mì tôm có chứa nhiều muối, còn trong nước tăng lực Bò Húc thì có hàm lượng đường cao. Hơn nữa, cả hai món này đều có chứa nhiều chất bảo quản, phụ gia và hương liệu. Do đó, việc tiêu thụ chúng cùng một lúc sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho hệ tiêu hóa và sức khỏe nói chung.

Không chỉ thế, hàm lượng axit citric có trong nước tăng lực Bò Húc còn có thể làm tăng độ nóng của các món ăn cay như mì tôm. Từ đó, dễ dẫn tới các chứng đầy hơi, khó tiêu hoặc ợ nóng.

Như vậy, để đảm bảo sức khỏe, các bạn nên sử dụng tách riêng mì tôm và nước tăng lực bò húc ít nhất 2 tiếng.

NHỮNG LOẠI THỰC PHẨM KHÔNG NÊN KẾT HỢP VỚI MÌ TÔM

Mì tôm là một món ăn tiện lợi, giá thành thấp, nhưng lại không kém phần ngon miệng. Tuy nhiên, khi kết hợp mì tôm cùng với một số loại thực phẩm, đồ uống thì các bạn cần phải thận trọng vì sẽ có thể dẫn tới những vấn đề tiêu hóa khó chịu. Vậy mì tôm kỵ với những món gì?

  • Nước ngọt có gas

Trong các loại nước ngọt có gas như: Coca, Pepsi, Fanta, 7up,…đều có chứa một lượng gas nhất định. Thông thường, sau khi tiêu thụ nước ngọt, lượng gas này sẽ thoát ra khỏi cơ thể thông qua việc ợ hơi. Tuy nhiên, khi vừa ăn mì tôm vừa uống nước ngọt thì lượng gas này sẽ tích tụ lại trong cơ thể. Từ đó, dẫn tới các tình trạng đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu,…

Bên cạnh đó, cả mì tôm và nước ngọt có gas đều là những thực phẩm giàu calo. Việc tiêu thụ hai món này cùng một lúc sẽ dễ gây tích lũy mỡ thừa, dẫn đến tăng cân.

  • Ớt cay

Khi nấu mì, mọi người thường cho thêm ớt để làm tăng thêm hương vị của món ăn, giúp kích thích vị giác mạnh mẽ. Tuy nhiên, cả mì tôm và ớt đều là những thực phẩm có tính nóng. Việc dung nạp nhiều thực phẩm mang tính nóng cùng một lúc sẽ có thể khiến cơ thể bị tăng hỏa, nóng trong, từ đó dẫn tới các triệu chứng nổi mụn, nhiệt miệng, táo bón và khó thở.

Do đó, để hạn chế tình trạng nóng trong người, các bạn không nên kết hợp mì tôm cùng với ớt hay các loại gia vị cay, nóng khác như: Tỏi, gừng, hạt tiêu,…

  • Xúc xích

Cả mì tôm và xúc xích đều là những thực phẩm chứa nhiều muối, chất bảo quản và chất béo bão hòa. Việc tiêu thụ hai món ăn này cùng một lúc sẽ có thể khiến cơ thể dung nạp một lượng lớn muối và chất béo. Từ đó, có thể làm tăng huyết áp, dễ dẫn đến các bệnh lý tim mạch, mỡ máu và sỏi thận,….

BÍ QUYẾT ĂN MÌ TÔM ĐÚNG CÁCH, KHÔNG HẠI SỨC KHỎE

Việc ăn mì tôm đúng cách không chỉ giúp món mì trở nên ngon miệng hơn mà còn giúp hạn chế các tình trạng cơ thể sinh nhiệt, nóng trong và tích tụ mỡ thừa. Dưới đây là một số lưu ý khi nấu mì tôm mà các bạn cần biết:

  • Trụng sơ mì trước khi nấu

Thay vì chế nước sôi vào vắt mì và chờ trong vài phút, rồi thưởng thức, các bạn hãy đổ nước đầu đi để loại bỏ bớt lượng dầu mỡ và chất bảo quản có trong sợi mì. Sau đó, các bạn hãy bắc một nồi nước mới lên bếp và chế biến mì thành món ăn. Điều này sẽ giúp đảm bảo an toàn hơn khi ăn.

  • Ăn mì tôm với rau củ, thịt trứng, hải sản

Trong mì tôm có chứa ít chất xơ, protein, vitamin và khoáng chất. Do đó, nếu các bạn ăn mì tôm thường xuyên thì cơ thể sẽ bị thiếu hụt một số chất dinh dưỡng cần thiết.

Vì vậy, khi nấu mì, các bạn nên cho thêm những nguyên liệu như: Rau củ, trứng, thịt nạc,…..để bữa ăn cân đối chất dinh dưỡng hơn. Ngoài ra, việc bổ sung thêm những loại thực phẩm này khi nấu mì có thể giúp món mì thêm đậm đà và thơm ngon hơn.

  • Chỉ sử dụng 1/2 gói gia vị có sẵn

Trong sợi mì tôm đã có chứa một lượng muối nhất định để giúp cho sợi mì giòn dai và đậm đà hơn. Do đó, khi nấu mì, các bạn không nên cho toàn bộ gói súp gia vị vào, chỉ cho khoảng ½ gói. Bởi việc sử dụng cả gói súp gia vị sẽ khiến cơ thể dung nạp nhiều muối, từ đó dễ dẫn đến các vấn đề tại thận và tim mạch.

  • Không húp nước mì tôm

Nước mì tôm rất đậm đà, hấp dẫn nhưng cũng có chứa một lượng lớn dầu ăn và muối. Nếu không muốn bị tích mỡ và dư thừa muối trong cơ thể, các bạn chỉ nên ăn mì, tránh sử dụng nước mì tôm. (1)

  • Uống nhiều nước

Sau khi ăn mì tôm, các bạn nên tăng cường uống nước để giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa, giải nhiệt và đào thải độc tố ra ngoài cơ thể. Từ đó, có thể hạn chế các tình trạng nóng trong, nổi mụn và béo bụng khi ăn mì.

KHI ĂN MÌ TÔM NÊN UỐNG NƯỚC GÌ ĐỂ GIẢI NHIỆT CƠ THỂ?

Sau khi ăn các món ăn cay nóng, nhiều chất béo như mì thì cơ thể thường sẽ tăng nhiệt, bốc hòa, cảm thấy khó chịu. Lúc này, các bạn nên bổ sung những loại đồ uống giải nhiệt dưới đây để cảm thấy dễ chịu hơn:

  • Nước ép bí đao

Bí đao có tính hàn, mát nên có thể giúp trung hòa lại tính nóng của mì, làm giảm nhiệt cơ thể, mang lại cảm giác dễ chịu. Hơn nữa, món nước ép bí đao cũng có hương vị khá dễ uống, vị thanh mát của bí đao hòa quyện cùng vị chua của chanh và mật ong dịu ngọt, khiến ai uống cũng không dừng lại được.

  • Nước ép dưa leo

Dưa leo là một loại rau củ quen thuộc, dễ tìm mà giá cả lại phải chăng, có tác dụng thanh nhiệt giải độc vô cùng hiệu quả. Do đó, sau khi ăn mì, các bạn hãy thưởng thức một ly nước ép dưa leo bạc hà để hạn chế tình trạng nóng trong, nổi mụn.

  • Nước ép dưa hấu

Việc uống nước ép dưa hấu sau khi ăn mì không chỉ giúp giải nhiệt cơ thể mà còn giúp làm loãng lượng muối trong mì tôm, từ đó ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh sỏi thận.

Trên đây là những thông tin giải đáp cho băn khoăn ăn mì tôm uống bò húc có sao không? Mọi thắc mắc về vấn đề này, các bạn hãy vui lòng nhấp chuột chọn TẠI ĐÂY hoặc comment cuối bài để được tư vấn và giải đáp sớm nhất.

Thông báo chính thức: Top100vn.vn - Review Top sản phẩm dịch tốt nhất, chúng tôi không bán hàng cũng không cung cấp bất kì dịch vụ tính phí nào.

Mọi lời mời chào mua hàng hay bất kì hành vi nào có phát sinh chi phí cho bạn dưới danh nghĩa Top100vn.vn đều là lừa đảo, Top100vn.vn miễn trừ mọi trách nhiệm. Xin cám ơn!