Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của Top100vn.vn, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "top100vn". (Ví dụ: thịt gà kỵ gì top100vn).
57 lượt xem

Mì tôm ăn với khổ qua mướp đắng được không?

Mì tôm là một món ăn bình dân, quen thuộc, được nhiều người yêu thích bởi hương vị thơm ngon, đậm đà và cách chế biến nhanh gọn. Tuy nhiên, nếu không kết hợp mì tôm đúng cách với những loại thực phẩm khác thì sẽ có thể gây ra những phản ứng bất lợi cho cơ thể. Vậy mì tôm ăn với khổ qua mướp đắng được không? Những điều cần tránh khi tiêu thụ mì tôm là gì? Hãy cùng tìm hiểu vấn đề này trong bài viết dưới đây!

Mì tôm ăn với khổ qua mướp đắng được không

MÌ TÔM LÀ GÌ?

Mì tôm hay còn gọi là mì ăn liền là sản phẩm ngũ cốc dạng sợi được chế biến và đóng gói sẵn. Để đáp ứng các nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng, mì tôm ngày càng đa dạng về mẫu mã. Một số loại còn được đóng gói trong cốc, ly và có muỗng đũa đi kèm. Điều này giúp nâng cao tính tiện lợi của mì tôm.

Mì tôm có các nguyên liệu chính bao gồm: Bột mì, dầu cọ và muối. Sau khi trải qua các quá trình như: Trộn bột, cắt sợi, hấp chín, sấy khô hoặc chiên trong dầu thì sẽ cho ra thành phẩm những vắt mì dai ngon, đậm vị. Cách sử dụng mì gói cực kỳ đơn giản, các bạn chỉ cần cho vắt mì cùng các gói gia vị đi kèm vào trong tô. Sau đó, đổ thêm một lượng nước sôi vừa đủ và chờ trong khoảng 2 – 3 phút.

Theo các chuyên gia, mì ăn liền cùng với gạo/ cơm, cháo, bún, phở, bánh mì,….đều là những thực phẩm thuộc nhóm ngũ cốc, chủ yếu cung cấp chất bột đường trong bữa ăn. Trong một gói mì ăn liền (75g) thì sẽ có chứa đến 40 – 50g tinh bột, 13 – 17g chất béo, 4g muối. Tuy nhiên, món ăn này lại chứa rất ít chất xơ, protein, vitamin và khoáng chất. Do đó, mì tôm được xem là một loại thực phẩm nghèo nàn chất dinh dưỡng, nếu sử dụng thường xuyên sẽ có thể dẫn đến suy dinh dưỡng và suy nhược cơ thể.

MÌ TÔM ĂN VỚI KHỔ QUA MƯỚP ĐẮNG ĐƯỢC KHÔNG?

Mì tôm là một món ăn có chứa rất ít chất xơ và protein. Do đó, khi nấu mì, các bạn nên cho thêm những loại thực phẩm khác để tạo nên bữa ăn hoàn chỉnh, ngon miệng và đầy đủ chất dinh dưỡng.

Một trong những loại thực phẩm mà các bạn có thể kết hợp cùng với mì tôm đó là khổ qua (mướp đắng). Khổ qua có tính hàn, mát, giúp thanh nhiệt giải độc cơ thể, làm mát gan và trị rôm sảy (1). Do đó, việc bổ sung khổ qua khi nấu mì tôm sẽ giúp làm bớt nhiệt trong cơ thể, hạn chế tình trạng nóng trong người, nổi mụn khi ăn mì. Mì tôm dai dai, đậm đà xen lẫn chút béo nhẹ có thể ngấm vào khổ qua, khiến chúng không còn vị đắng nhiều nữa, trở nên dễ ăn hơn.

Bên cạnh đó, khổ qua là một nguồn cung cấp chất xơ dồi dào, giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru và dễ dàng hơn, làm giảm nguy cơ bị đầy bụng, khó tiêu sau khi ăn mì.

Không chỉ vậy, việc ăn nhiều mì gói có thể khiến cơ thể dung nạp một lượng lớn chất béo bão hòa, dễ dẫn đến các vấn đề tim mạch. Nếu các bạn bổ sung khổ qua vào món mì thì sẽ phần nào giúp hạn chế tình trạng này. Theo các nghiên cứu cho thấy một số chiết xuất trong khổ qua có thể giúp làm giảm đáng kể mức cholesterol xấu (LDL) và chất béo trung tính triglyceride trong máu.

NÊN NẤU MÌ TÔM CÙNG VỚI THỰC PHẨM NÀO?

Ngoài việc nấu mì tôm bằng phương pháp thông thường, các bạn có thể kết hợp mì tôm cùng với những loại nguyên liệu khác để biến tấu thành những món ăn thơm ngon, lạ miệng. Một số loại thực phẩm có thể kết hợp được cùng với mì tôm là:

  • Rau cải

Món mì nấu rau cải khá thơm ngon, hấp dẫn với sợi mì dai bóng, rau cải đắng nhẹ nhè dễ ăn cùng phần nước dùng đậm vị, ngọt thanh. Không chỉ giúp cải thiện hương vị của món ăn, cải xanh còn giúp cung cấp chất xơ cho cơ thể. Từ đó, có thể hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru, dễ dàng hơn, ngăn ngừa tình trạng đầy hơi, táo bón sau khi ăn mì tôm.

  • Trứng gà

Vị béo ngậy của trứng gà khi kết hợp với mì tôm đậm đà sẽ khiến món ăn trở nên hài hòa và hấp dẫn hơn. Bên cạnh đó, trứng gà với lượng protein, vitamin và khoáng chất dồi dào sẽ giúp bù đắp những dưỡng chất bị thiếu hụt trong mì tôm. Từ đó, khiến cho bữa ăn cân đối chất dinh dưỡng hơn.

  • Nấm

Việc kết hợp mì tôm với nấm là một sự lựa chọn tuyệt vời. Nấm giòn ngọt khi kết hợp với mì tôm mằn mặn sẽ tạo nên một hương vị ngon khó cưỡng. Bên cạnh đó, nấm rất giàu protein, chất xơ, vitamin B, selen, kẽm, đồng,…Đây là những dưỡng chất giúp thúc đẩy đường ruột khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng và cải thiện sức khỏe xương.

  • Thịt bò

Mì tôm nấu thịt bò là một món nước được rất nhiều người yêu thích bởi hương vị đậm đà, ngọt thơm và béo ngậy. Từng sợi mì dai giòn, hòa quyện hài hòa với phần thịt bò thơm mềm, đậm vị cùng phần nước dùng chua ngọt, xen lẫn chút cay nhẹ, khiến ai ăn cũng mê.

Bên cạnh đó, mì tôm vốn là một món ăn có chứa ít protein. Và thịt bò với hàm lượng protein dồi dào có thể giúp bù đắp hạn chế này của mì tôm. Việc bổ sung thịt bò khi nấu mì tôm có thể giúp tăng cường khối lượng cơ bắp, nâng cao sức đề kháng và hỗ trợ quá trình tạo máu trong cơ thể.

  • Giá đỗ

Mì tôm và giá đỗ là một sự kết hợp tuyệt vời. Giá đỗ có hàm lượng chất xơ cao sẽ giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa diễn ra dễ dàng hơn, làm giảm khả năng bị đầy hơi, chướng bụng sau khi ăn mì. Đồng thời, giúp cơ thể hấp thụ các dưỡng chất từ thức ăn tốt hơn. Bên cạnh đó, vị ngọt, thanh mát của giá đỗ khi kết hợp với vị đậm đà của mì tôm sẽ giúp món ăn hài hòa, hấp dẫn và đỡ ngán hơn.

3 SAI LẦM KHI ĂN MÌ TÔM GÂY HẠI CHO SỨC KHỎE

Mì tôm vốn là món ăn được nhiều người yêu thích, không chỉ ngon miệng mà còn chế biến nhanh và có giá thành rẻ. Tuy nhiên, việc ăn mì sai cách có thể gây ra những tác hại khôn lường cho sức khỏe.

Dưới đây là một số sai lầm khi ăn mì tôm mà các bạn cần tránh mắc phải:

  • Ăn mì tôm trước khi đi ngủ

Mì tôm có chứa nhiều chất béo bão hòa nên rất khó tiêu hóa. Do đó, các bạn không nên ăn món ăn này vào buổi tối, đặc biệt là trước khi đi ngủ. Bởi lúc này, cơ thể sẽ ít hoạt động, quá trình trao đổi chất và tiêu hóa sẽ diễn ra chậm lại. Điều này sẽ có thể gây đầy bụng, khó tiêu, tích tụ mỡ thừa và khiến bạn bị tăng cân nhanh chóng.

  • Sử dụng gói dầu gia vị

Mì tôm thường được đóng gói cùng với gói súp gia vị và gói dầu. Gói dầu thường được làm từ dầu cọ tinh luyện, có chứa nhiều chất béo bão hòa không tốt cho sức khỏe. Do đó, khi nấu mì, các bạn không nên sử dụng gói dầu này.

  • Ăn quá nhiều mì tôm

Việc ăn mì tôm liên tục, đặc biệt là ăn thay cho bữa chính có thể khiến cơ thể bị thiếu hụt chất dinh dưỡng và suy nhược. Bên cạnh đó, trong mì tôm có chứa nhiều carbs và chất béo bão hòa, nếu tiêu thụ nhiều sẽ có thể gây béo phì và làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, mỡ máu và tiểu đường,…

Do đó, tốt nhất là các bạn không nên ăn quá 3 bữa mì tôm/ tuần để tránh những ảnh hưởng đến sức khỏe.

Trên đây là những thông tin giải đáp cho băn khoăn mì tôm ăn với khổ qua mướp đắng được không? Mọi thắc mắc về vấn đề này, các bạn hãy vui lòng nhấp chuột chọn TẠI ĐÂY hoặc comment cuối bài để được tư vấn và giải đáp sớm nhất.

Thông báo chính thức: Top100vn.vn - Review Top sản phẩm dịch tốt nhất, chúng tôi không bán hàng cũng không cung cấp bất kì dịch vụ tính phí nào.

Mọi lời mời chào mua hàng hay bất kì hành vi nào có phát sinh chi phí cho bạn dưới danh nghĩa Top100vn.vn đều là lừa đảo, Top100vn.vn miễn trừ mọi trách nhiệm. Xin cám ơn!