Hiện nay có nhiều người có thói quen chế biến măng với thịt gà, tuy nhiên không rõ cách chế biến này có để lại hệ lụy gì đến sức khỏe hay không? Ăn măng với thịt gà có sao không? Những lưu ý khi chế biến các món ăn từ hai nguyên liệu này là gì? Để giải đáp thắc mắc này, bạn có thể tham khảo thông tin chia sẻ có trong nội dung bài viết dưới đây.
Khái quát về măng và thịt gà
Thịt gà: Là một trong những loại thịt gia cầm được sử dụng khá phổ biến hiện nay trong ẩm thực chế biến các món ăn từ đơn giản đến phức tạp. Thịt gà cũng được chia thành nhiều loại khác nhau với những giá trị dinh dưỡng khác nhau như: cánh gà, chân gà, ức gà, đùi gà…ăn thịt gà mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, trong đó có những lợi ích cơ bản đáng chú ý như sau:
– Cung cấp nguồn protein dồi dào: Theo cảnh báo từ chuyên gia, chế độ ăn có thịt gà sẽ là nguồn cung cấp protein dồi dào tốt cho sự phát triển của cơ bắp.
– Hiệu quả giảm stress: Theo các nghiên cứu đã chứng minh được rằng trong thịt gà rất giàu tryptophan- đây là một trong những loại axit amin có thể giúp giảm thiểu các biểu hiện căng thẳng, mệt mỏi, stress, hiệu quả giúp cải thiện tâm trạng tốt hơn.
– Lượng photpho dồi dào: Một lợi ích khác nổi bật của thịt gà đó là nguồn cung cấp photpho dồi dào cùng khoáng chất thiết yếu giúp duy trì và ổn định hệ thần kinh cũng như giúp nuôi dưỡng xương, răng và nhiều cơ quan khác trong cơ thể.
– Lượng selen tốt: Với hiệu quả ngăn ngừa lão hóa đồng thời tăng cường quá trình trao đổi chất và hệ miễn dịch cơ thể, hỗ trợ giúp cho các tế bào thêm khỏe mạnh hơn.
– Tốt cho đôi mắt: Theo các nghiên cứu đã chứng minh được rằng trong thịt gà có chứa lượng lớn retinol, alpha và lượng lớn beta caroten….nó có thể mang đến hiệu quả sản xuất vitamin A tốt cho sức khỏe đôi mắt khỏe mạnh.
Măng: được sử dụng phổ biến như một loại rau, măng có thể chế biến thành các món canh, luộc, xào, biến tấu cùng nhiều nguyên liệu trong ẩm thực. Măng có rất nhiều loại khác nhau, điển hình có măng nứa, măng vầu, măng tây…..
Ăn măng mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, trong đó có những lợi ích điển hình dưới đây:
– Phòng chống ung thư: Măng rất giàu chất chống oxy hóa nên nó có thể góp phần bảo vệ các tế bào trong cơ thể tốt hơn, loại bỏ các nguồn gốc tự do gây hại sức khỏe, từ đó phòng chống ung thư.
– Tăng cường hệ miễn dịch cơ thể: Trong măng có chứa các thành phần vitamin và khoáng chất có thể mang lại hiệu quả tăng cường và nâng cao hệ miễn dịch. Tác dụng cung cấp những dưỡng chất thiết yếu gồm có vitamin A, B, C, E…với hiệu quả tăng cường miễn dịch.
– Chống viêm: Trong măng có chứa nhóm những dưỡng chất có thể mang lại hiệu quả chống viêm cao, giảm viêm loét, hỗ trợ bảo vệ các tế bào.
– …….
Vậy, ăn măng với thịt gà có sao không?
Theo chuyên gia dinh dưỡng, măng và thịt gà không kỵ nhau, do đó bạn hoàn toàn có thể ăn măng và thịt gà, có thể chế biến cùng lúc được. Dưới đây là một số món ngon dưới đây:
- Canh gà nấu măng
Nguyên liệu cần chuẩn bị: 0,5kg thịt gà, 500g măng tươi, hành lá cùng các loại gia vị như hạt nêm, đường, nước mắm, muối….
Cách chế biến như sau:
– Măng bạn cần cắt lát dài sau đó cho vào nồi đổ ngập nước luộc măng khoảng 5 phút thì đổ ra và rửa sạch và để ráo măng.
– Đối với thịt gà cần rửa sạch và chặt khúc cho vào nồi, thêm khoảng 1.5l nước đun sôi và thêm các loại gia vị muối, hạt nêm, mắm,…
– Tiếp theo bạn cho măng vào nồi gà và nấu thêm khoảng 15 phút rồi tắt bếp.
– Múc canh gà ra tô và thêm hành lá rau thơm thưởng thức món ăn.
- Món măng xào thịt gà
Nguyên liệu cần chuẩn bị: Măng tươi 500g, thịt gà 300g, các loại tỏi băm, dầu ăn, hành tím, hành lá, rau răm, gia vị đi kèm gồm hạt nêm, muối, mắm,…
Cách chế biến tiến hành theo các bước dưới đây:
– Ướp thịt gà: Trước tiên thịt gà cần rửa sạch, có thể dùng nước muối pha loãng rửa. Sau đó thái thịt gà thành miếng mỏng cho vào tô và ướp thịt cùng các loại gia vị như hạt nêm, mắm, muối, tỏi băm, tiêu….khoảng 30 phút cho ngấm gia vị.
– Măng cần thái mỏng, luộc măng và rửa măng nhiều lần với nước để ráo.
– Cho dầu ăn vào chảo, cho hành tím phi thơm sau đó cho thịt gà đã ướp vào xào săn. Tiếp theo cho măng vào xào chung thêm khoảng 10 phút đến khi măng và gà chín vừa là có thể tắt bếp thưởng thức.
Dưới đây là những món ăn kỵ với thịt gà mà bạn có thể tham khảo như sau:
– Rau cải, hành sống: Theo y học cổ truyền, thịt gà có tính ôn trong khi hành sống, rau cải có tính hàn không nên kết hợp. Vì nó có thể dẫn tới tình trạng tiêu chảy hoặc rối loạn hệ tiêu hóa càng thêm nghiêm trọng.
– Muối vừng, rau thơm: Theo y học cổ truyền thịt gà có tính phong nếu như bạn ăn cùng với muối vừng có thể dẫn tới các biểu hiện cơ thể bất thường như chóng mặt, buồn nôn,….
– Cá chép: Trong y học cổ truyền thịt cá chép có tính hàn, nếu như ăn chung với các món có thịt gà có thể dẫn tới nổi mụn nhọt.
– Thịt ba ba: Không nên ăn chung với thịt gà vì các hoạt chất có trong thịt ba ba có thể phá hủy chất đạm trong thịt gà làm giảm giá trị của món ăn.
– Mù tạt: loại gia vị này có tính ôn trong khi đó thịt gà cũng có tính ôn nếu kết hợp có thể gây ra nhiệt lượng cho cơ thể, dẫn tới suy nhược, mất nước nghiêm trọng hơn.
– Thịt chó: Không nên ăn cùng thịt gà vì thịt chó có tính nóng trong khi thịt gà có tính ôn, cả hai loại thịt đều có chứa nhiều dinh dưỡng nên dùng chung sẽ dễ dẫn tới mất nước, kiết lỵ, suy nhược cơ thể….
– Mận: không nên dùng chung với thịt gà, vì theo y học cổ truyền sự kết hợp này có thể dẫn tới một số phản ứng không tốt cho sức khỏe như sốt rét hoặc thổ tả…càng thêm nghiêm trọng.
– Rau răm: Hiện nay có rất nhiều người có thói quen chế biến các món ăn có thịt gà và rau răm, đặc biệt là món thịt gà nộm rau răm. Nhưng điều này được cho là không nên vì nó có thể ảnh hưởng dẫn tới rối loạn đường tiêu hóa hoặc đối với nam giới có thể dẫn tới suy giảm chức năng tình dục.
– Kỵ với tôm: Thịt gà và tôm kỵ nhau vì nó có thể dẫn tới những phản ứng dị ứng, ngứa da, đầy hơi, khó tiêu….đặc biệt với những người hệ tiêu hóa nhạy cảm.
Dưới đây là những món ăn kỵ với măng mà bạn có thể tham khảo như sau:
– Gan heo: kỵ với măng, vì những chất có trong hai loại nguyên liệu này có thể tác động một cách tiêu cực dẫn tới giảm đi đáng kể giá trị dinh dưỡng trong món ăn.
– Kỵ với đường đen, đường thốt nốt: Theo chuyên gia, trong măng đặc biệt là loại măng tre có hàm lượng lớn lysine- một trong những chất có thể dẫn tới phản ứng tạo ra chất không tốt cho sức khỏe. Do đó, bạn tốt nhất không dùng chung với những loại đường này mà có thể thay thế bằng đường cát trắng.
– Quả Sơn Trà: có chứa khá nhiều vitamin C nên sẽ không phù hợp ăn với măng. Vì nó có khả năng phân giải vitamin C đồng thời giảm giá trị dinh dưỡng trong món ăn.
Trên đây là những thông tin cơ bản giải đáp thắc mắc ăn măng với thịt gà có sao không. Nếu như bạn còn bất kỳ thắc mắc nào có thể nhấp chuột TẠI ĐÂY hoặc comment bên dưới bài viết để được tư vấn và giải đáp cụ thể và chi tiết hơn. Chúc bạn sức khỏe.
Thông báo chính thức: Top100vn.vn - Review Top sản phẩm dịch tốt nhất, chúng tôi không bán hàng cũng không cung cấp bất kì dịch vụ tính phí nào.
Mọi lời mời chào mua hàng hay bất kì hành vi nào có phát sinh chi phí cho bạn dưới danh nghĩa Top100vn.vn đều là lừa đảo, Top100vn.vn miễn trừ mọi trách nhiệm. Xin cám ơn!