Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của Top100vn.vn, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "top100vn". (Ví dụ: thịt gà kỵ gì top100vn).
43 lượt xem

Ăn măng với trứng gà có sao không?

Măng tươi là một loại nguyên liệu quen thuộc, có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon như: Món xào, kho, canh hay gỏi. Tuy nhiên, khi sử dụng loại thực phẩm, có rất nhiều người thắc mắc vấn đề măng kỵ với món gì? Ăn măng với trứng gà có sao không? Bởi việc kết hợp các loại thực phẩm sai cách không chỉ làm mất chất dinh dưỡng mà thậm chí còn có thể gây hại cho sức khỏe. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp các bạn giải đáp thắc mắc này!

Ăn măng với trứng gà có sao không

MĂNG TRE LÀ MÓN GÌ?

Măng là phần chồi non mọc lên khỏi mặt đất của các loại cây thuộc họ Tre như: Tre, le, nứa, vầu,….Đây là một loại nguyên liệu nấu ăn phổ biến ở Việt Nam, giúp bữa cơm gia đình thêm hấp dẫn, phong phú và đậm đà màu sắc.

Măng tre có vị ngọt, giòn, lại dễ chế biến, có thể nấu canh, làm món xào, kho, gỏi hoặc ngâm giấm. Theo y học cổ truyền, măng tre có vị ngọt, hơi đắng, tính mát bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm mát gan, hoạt huyết và khu phong.

Còn theo các nghiên cứu y học hiện đại thì măng tre là nguồn bổ sung dồi dào các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như: Chất xơ, vitamin A, B, C, canxi, sắt, đồng, photpho, kali, magie, mangan, kẽm, crom,…

NHỮNG CÔNG DỤNG BẤT NGỜ CỦA MĂNG TRE ĐỐI VỚI SỨC KHỎE

Măng tre không chỉ là một món ăn thơm ngon, mà còn rất giàu dinh dưỡng, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như:

  • Hỗ trợ hệ miễn dịch

Việc tiêu thụ các món ăn từ măng có thể giúp củng cố hệ miễn dịch nhờ hàm lượng vitamin C dồi dào. Loại vitamin này sẽ giúp kích thích sự phát triển của các tế bào lympho T và B, tăng cường khả năng chống nhiễm trùng của cơ thể và làm giảm nguy cơ mắc bệnh tật.

  • Ngăn ngừa các bệnh ung thư

Các gốc tự do là sản phẩm phụ của quá trình trao đổi chất. Chúng có thể làm tổn thương các tế bào, thậm chí khiến cho các tế bào khỏe mạnh đột biến thành các tế bào ung thư. Thành phần vitamin C trong măng tre hoạt động như một chất chống oxy hóa, bảo vệ cơ thể chống lại những tác động xấu của gốc tự do. Từ đó, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh lý mãn tính như: Bệnh tim mạch, tiểu đường, ung thư và viêm khớp.

  • Tốt cho hệ tiêu hóa

Măng tre là một nguồn cung cấp chất xơ dồi dào cho cơ thể. Chất xơ có thể giúp kích thích nhu động ruột, hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn và làm mềm phân. Từ đó, có thể ngăn ngừa và cải thiện tình trạng khó tiêu, đầy hơi và táo bón.

  • Điều hòa huyết áp

Măng tre là một loại thực phẩm có chứa nhiều khoáng chất thiết yếu, đặc biệt là Kali. Một trong những chức năng quan trọng của Kali đó là làm thư giãn mạch máu, cải thiện tuần hoàn máu đến các bộ phận khác nhau trong cơ thể. Khi mạch máu được giãn ra, thì huyết áp trong cơ thể sẽ giảm. Điều này có thể giúp ngăn chặn sự hình thành các cục máu đông và hạn chế sự tích tụ mảng bám trong động mạch, mạch máu.

Do đó, việc ăn các món ăn từ măng tre có thể giúp bạn và người thân ngăn ngừa các bệnh lý tại tim mạch như: Bệnh mạch vành, xơ vữa động mạch và nhồi máu cơ tim.

  • Tốt cho mắt

Trong măng tre có chứa nhiều vitamin A. Loại vitamin này sẽ hỗ trợ sản xuất mucins – chất nhầy giúp bôi trơn bề mặt mắt, giữ cho mắt luôn ẩm và khỏe mạnh. Ngoài ra, màng phim nước mắt do mucins tạo thành có thể giúp bảo vệ mắt khỏi bụi bẩn, vi khuẩn và các tác nhân gây hại khác.

  • Tăng cường sức khỏe của hệ xương khớp

Măng tre có chứa một lượng lớn mangan, photpho và canxi. Đây là những loại khoáng chất quan trọng, giúp tăng cường sự chắc khỏe, đồng thời thúc đẩy sự phát triển và phục hồi của xương.

MĂNG TRE KỴ VỚI GÌ? TOP 3 THỰC PHẨM KHÔNG NÊN KẾT HỢP VỚI MĂNG

Việc kết hợp măng cùng với những loại thực phẩm kiêng kỵ có thể làm giảm giá trị dinh dưỡng của món ăn. Thậm chí gây hại cho sức khỏe, dẫn đến các vấn đề dị ứng, rối loạn tiêu hóa, ngộ độc,…Do đó, các bạn nên chủ động tìm hiểu măng kỵ với món gì trước khi chế biến và sử dụng loại thực phẩm này.

Cụ thể, một số loại thực phẩm và đồ uống không nên dùng chung với măng có thể kể đến như:

  • Đậu phụ

Trong măng tre có chứa hàm lượng axit oxalic. Trong khi đó, đậu phụ rất giàu magie và canxi. Việc tiêu thụ măng tre và đậu phụ trong cùng một bữa ăn sẽ có thể tạo ra hợp chất magie oxalat và canxi oxalat. Đây là chất kết tủa không hòa tan trong dạ dày, có thể gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng.

Bên cạnh đó, cả măng và đậu phụ đều có tính mát. Khi tiêu thụ chung với nhau thì sẽ dễ gây ra các tình trạng đau bụng, lạnh bụng và tiêu chảy ở những người có hệ tiêu hóa nhạy cảm.

  • Thực phẩm giàu oxalat

Axit oxalic tồn tại khá nhiều trong măng. Nếu các bạn tiêu thụ măng tre cùng với những loại thực phẩm giàu oxalat (axit oxalic) như: Đậu phộng, hạt điều, hạt hạnh nhân, cải bó xôi, cải xoăn, củ dền, socola,…thì sẽ có thể làm tăng nguy cơ hình thành sỏi ở thận, gan mật hoặc tụy,…

  • Gan động vật

Theo các chuyên gia, các bạn không nên xào nấu gan động vật cùng với những loại thực phẩm giàu vitamin C như măng tre. Bởi trong gan có chứa nhiều đồng, sắt, có thể khiến vitamin C bị oxy hóa và phân giải. Từ đó, khiến cho món ăn bị mất đi chất dinh dưỡng.

ĂN MĂNG VỚI TRỨNG GÀ CÓ SAO KHÔNG?

Cả măng và trứng gà đều là những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, giúp tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị một số bệnh. Theo các chuyên gia, thì không có tương tác bất lợi giữa các thành phần dinh dưỡng có trong trứng và măng tre.

Do đó, các bạn có thể hoàn toàn yên tâm sáng tạo các món ăn ngon từ hai loại nguyên liệu này. Sự kết hợp giữa măng tre và trứng có thể tạo ra những món ăn thơm ngon, bổ dưỡng và có lợi cho sức khỏe.

CÁCH LÀM MÓN MĂNG XÀO TRỨNG ĐƠN GIẢN, ĐẬM VỊ VÀ GIÀU CHẤT DINH DƯỠNG

Món măng tre xào trứng có vị béo ngậy, giòn ngọt, chấm cùng nước tương thì sẽ vô cùng hao cơm. Cách chế biến món ăn này khá đơn giản như sau:

Các nguyên liệu cần chuẩn bị:

– Măng tươi: 300g

– Trứng: 3 quả

– Tỏi: 2 tép

– Hành lá: 1 nhánh

– Gia vị: Muối, dầu ăn

Cách chế biến:

– Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu

Hành lá đem rửa sạch và cắt nhỏ. Còn tỏi thì các bạn lột vỏ và băm nhuyễn. Măng sau khi mua về, các bạn loại bỏ phần vỏ cứng và sơ, chỉ lấy phần lõi mềm, rồi rửa sạch. Sau đó, thái măng thành các khúc vừa ăn, rồi ngâm măng trong nước muối pha loãng. Ngâm khoảng 4 tiếng thì cho măng vào nồi luộc chín, rồi vớt ra và để ráo.

Đập trứng gà ra chén, dùng đũa đánh đều để trứng gà được hòa tan vào nhau.

– Bước 2: Xào măng với trứng

Bắc chảo lên bếp, cho vào 3 muỗng canh dầu ăn đun ở lửa vừa. Khi dầu nóng, các bạn cho tỏi băm nhuyễn vào phi thơm. Kế tiếp, cho toàn bộ phần măng đã luộc vào cùng với 1/2 muỗng cà phê muối và đảo đều trong khoảng 7 phút.

Khi thấy măng đã hơi chín, thì các bạn đổ chén trứng vừa đánh vào cùng với 1 muỗng cà phê hạt nêm. Sau đó, dùng đũa đảo liên tục trong khoảng 3 phút.

Khi thấy trứng gà bắt đầu sánh sệt lại thì các bạn nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn, rồi cho thêm hành lá thái nhỏ, đảo đều lần nữa và tắt bếp. Cuối cùng, các bạn cho món ăn ra đĩa và thưởng thức.

Trên đây là những thông tin chia sẻ về chủ đề ăn măng với trứng gà có sao không. Mọi thắc mắc về vấn đề này, các bạn hãy vui lòng nhấp chuột chọn TẠI ĐÂY hoặc comment cuối bài để được tư vấn và giải đáp sớm nhất.

Thông báo chính thức: Top100vn.vn - Review Top sản phẩm dịch tốt nhất, chúng tôi không bán hàng cũng không cung cấp bất kì dịch vụ tính phí nào.

Mọi lời mời chào mua hàng hay bất kì hành vi nào có phát sinh chi phí cho bạn dưới danh nghĩa Top100vn.vn đều là lừa đảo, Top100vn.vn miễn trừ mọi trách nhiệm. Xin cám ơn!