Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của Top100vn.vn, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "top100vn". (Ví dụ: thịt gà kỵ gì top100vn).
44 lượt xem

Ăn mì tôm uống nước chanh có sao không?

Mì tôm là một món ăn vô cùng tiện lợi vì thời gian nấu nhanh, cách chế biến đơn giản và giá thành rẻ. Hơn nữa, món ăn này cũng có hương vị thơm ngon, khá bắt miệng, nên được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, khi thưởng thức mì tôm, các bạn cần lưu ý tránh kết hợp cùng với những món ăn, đồ uống đại kỵ vì sẽ có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. Vậy ăn mì tôm uống nước chanh có sao không? Bài viết dưới đây Top100vn sẽ giải đáp vấn đề này!

Ăn mì tôm uống nước chanh có sao không

MÌ TÔM LÀ MÓN GÌ?

Mì tôm là một loại ngũ cốc dạng sợi chế biến sẵn, được làm từ bột mì, muối và dầu cọ. Sau khi trộm các nguyên liệu với nhau, người ra sẽ tiến hành cán bột, cắt sợi, rồi đem đi hấp chín, sấy khô hoặc chiên và đóng gói.

Mì tôm có thể được sản xuất dưới dạng gói, ly hoặc bát. Trong mỗi phần mì tôm sẽ gồm có vắt mì, gói súp gia vị, gói dầu và rau củ sấy. Một số sản phẩm mì tôm cao cấp, có giá thành cao thì sẽ có thể có thêm gói thịt hầm (Thịt gà, thịt bò, thịt heo,…).

Nhật Bản là nơi sản xuất mì tôm đầu tiên vào năm 1958. Với tính tiện lợi, nhanh gọn mà lại thơm ngon, mì tôm đang ngày càng được nhiều người tiêu dùng trên thế giới yêu thích.

Ngoài cách chế biến mì gói thông thường là đổ nước sôi vào, các bạn cũng có thể biến tấu mì tôm thành nhiều món ăn thơm ngon, lạ miệng như: Mì trứng chiên giòn, pizza mì gói, hamburger mì gói, mì tôm trộn tóp mỡ, mì tôm trộn muối ớt, mì tôm xào ốc móng tay,….

ĂN MÌ TÔM UỐNG NƯỚC CHANH CÓ SAO KHÔNG?

Nhiều người thường có thói quen uống nước chanh lạnh sau khi ăn mì tôm để làm bớt vị cay trong miệng, mang lại cảm giác sảng khoái, dễ chịu. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, thói quen này không hề tốt cho sức khỏe.

Bởi cả mì tôm và chanh đều là những thực phẩm có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày (1). Mì tôm có vị cay nóng, cùng với đó là hàm lượng muối cao sẽ có thể gây kích ứng, viêm niêm mạc dạ dày. Còn chanh thì có tính axit cao, nếu lạm dụng thì sẽ có thể làm tăng lượng dịch vị axit, bào mòn niêm mạc dạ dày và thậm chí dẫn đến viêm loét dạ dày. (2)

Do đó, việc vừa ăn mì tôm vừa uống nước chanh có thể gây ra những ảnh hưởng không tốt cho dạ dày. Ngoài ra, thì nguồn vitamin C trong trái chanh cực kỳ nhạy cảm với nhiệt độ và có thể dễ dàng bị phá hủy bởi nhiệt độ cao. Vì vậy, các bạn nên tránh uống nước chanh khi đang tiêu thụ các món ăn cay nóng.

KHÔNG NÊN KẾT HỢP MÌ TÔM CÙNG VỚI NHỮNG LOẠI THỰC PHẨM NÀY!

Mì tôm là một món ăn ngon miệng, tiện lợi và dễ dàng dự trữ. Tuy nhiên, có một số loại thực phẩm được khuyến cáo không nên kết hợp cùng với mì tôm vì sẽ có thể gây ra các vấn đề sức khỏe ở mức độ từ nhẹ đến nặng.

Dưới đây là một số loại đồ uống, thực phẩm cần tránh dùng kèm với mì tôm mà các bạn cần lưu ý:

  • Nước ngọt có gas

Trong các loại nước ngọt có gas như: Coca, pepsi, fanta,…đều có chứa một lượng khí gas nhất định. Sau khi bạn uống các loại nước này, khí gas sẽ thoát ra khỏi cơ thể một cách tự nhiên thông qua quá trình ợ hơi. Tuy nhiên, nếu các bạn vừa ăn mì tôm vừa uống nước ngọt thì sẽ khiến lượng khí gas này tích tụ lại trong dạ dày. Từ đó, gây chướng bụng, đầy hơi và đau bụng.

Do đó, các bạn không nên uống nước ngọt có gas ngay trước và sau khi ăn mì tôm.

  • Ớt

Mì tôm là một món ăn có tính nóng, nếu dùng chung với ớt cay thì sẽ có thể làm tăng nhiệt trong cơ thể. Từ đó, dẫn tới các tình trạng nóng trong người, nổi mụn, nhiệt miệng, chảy máu cam và táo bón.

Để ngăn ngừa tình trạng trên, các bạn cần tránh kết hợp mì tôm cùng với ớt hoặc các loại gia vị cay nóng như: Tỏi, gừng, hạt tiêu,…

  • Thịt nguội

Cả mì tôm và thịt nguội đều là những loại thực phẩm có hàm lượng natri cao. Việc tiêu thụ muối quá mức có thể khiến cơ thể bị giữ nước, phù nề, làm tăng huyết áp và dẫn tới các bệnh lý tại thận, tim mạch.

Do đó, các bạn cần tránh tiêu thụ mì gói chung với thịt nguội và những loại thịt chế biến sẵn khác như: Thịt hộp, xúc xích, khô bò, khô gà, pate, lạp xưởng,….

SAU KHI ĂN MÌ TÔM NÊN UỐNG NƯỚC GÌ ĐỂ GIẢI NHIỆT?

Như chia sẻ ở trên, mì tôm là một món ăn có tính nóng. Do đó, sau khi ăn mì, các bạn nên tăng cường bổ sung nước để giúp làm giảm nhiệt cơ thể, hạn chế các tình trạng nổi mụn, nhiệt miệng.

Bên cạnh nước lọc, thì các bạn cũng có thể lựa chọn sử dụng những loại nước có tính mát dưới đây sau khi ăn mì để giải nhiệt:

  • Trà bí đao

Bí đao là một loại thực phẩm có tính hàn, giúp trung hòa lượng nhiệt sinh ra sau khi ăn mì tôm, đưa nhiệt độ trong cơ thể về mức bình thường. Bên cạnh đó, lượng chất xơ dồi dào trong bí đao cũng giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa diễn ra trơn tru, dễ dàng, hạn chế các tình trạng đầy hơi, khó tiêu sau khi ăn mì gói.

  • Nước râu ngô

Theo Đông y, râu ngô có vị ngọt, tính bình, tác động đến thận và bàng quang. Từ đó, điều hòa nhiệt độ bên trong cơ thể, hạn chế tình trạng nóng trong sau khi ăn mì.

Bên cạnh đó, mì tôm có hàm lượng muối khá cao, nếu tiêu thụ nhiều sẽ có thể dẫn tới bệnh sỏi thận. Việc uống nước râu ngô có thể phần nào giúp hạn chế nguy cơ này. Bởi loại nước này có đặc tính lợi tiểu, giúp tăng bài tiết nước tiểu. Từ đó, có thể hỗ trợ đào thải độc tố, làm giảm nguy cơ mắc bệnh sỏi thận.

Cách nấu nước râu ngô khá đơn giản, các bạn chỉ cần đun sôi nước, rồi thả râu ngô vào đun trong khoảng 20 phút là được. Các bạn có thể cho thêm đường để tạo vị ngọt, giúp nước râu ngô dễ uống hơn.

  • Nước rau má

Rau má là một loại thực phẩm có tính hàn, có tác dụng dưỡng âm, thanh nhiệt, giải độc và làm mát gan. Việc uống nước rau má có thể giúp cơ thể không bị nóng bức sau khi ăn mì.

Bên cạnh đó, các thành phần hoạt chất trong máu ra có thể thúc đẩy cơ thể đào thải độc tố, muối và thậm chí cả chất béo dư thừa qua đường tiểu. Quá trình đào thải này có thể giúp làm giảm bớt áp lực cho thận, ngăn ngừa nguy cơ bị sỏi thận sau khi ăn mì.

  • Nước rau dền

Rau dền là loại rau thường mọc vào mùa hè, có tính mát, có thể giúp thanh nhiệt giải độc, làm mát máu, hỗ trợ quá trình sinh và thải nhiệt. Từ đó, điều hòa nhiệt độ về mức bình thường sau khi dùng các món ăn cay nóng như mì tôm.

Các bạn có thể cho thêm rau dền khi nấu mì hoặc luộc rau dền lấy nước uống sau khi ăn mì.

  • Nước đậu đen

Theo Đông y, đậu đen có tính bình, mát, với tác dụng bổ huyết, thanh nhiệt, giải độc. Việc uống nước đậu đen sau khi ăn mì tôm sẽ giúp làm giảm sinh nhiệt trong cơ thể, mang lại cảm giác sảng khoái, dễ chịu.  Bên cạnh đó, hàm lượng chất xơ dồi dào trong đậu đen có thể giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru, làm giảm nguy cơ bị đầy hơi, táo bón sau khi ăn mì

Các bạn có thể rang đậu đen đến khi có mùi thơm thì đổ nước sôi vào đun khoảng 10 phút là có thể dùng ngay được.

Trên đây là những thông tin giải đáp cho băn khoăn ăn mì tôm uống nước chanh có sao không? Mọi thắc mắc về vấn đề này, các bạn hãy vui lòng nhấp chuột chọn TẠI ĐÂY hoặc bình luận cuối bài để được tư vấn và giải đáp sớm nhất.

Thông báo chính thức: Top100vn.vn - Review Top sản phẩm dịch tốt nhất, chúng tôi không bán hàng cũng không cung cấp bất kì dịch vụ tính phí nào.

Mọi lời mời chào mua hàng hay bất kì hành vi nào có phát sinh chi phí cho bạn dưới danh nghĩa Top100vn.vn đều là lừa đảo, Top100vn.vn miễn trừ mọi trách nhiệm. Xin cám ơn!