Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của Top100vn.vn, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "top100vn". (Ví dụ: thịt gà kỵ gì top100vn).
36 lượt xem

Ăn ốc rồi uống nước ép thơm có sao không?

Những món ăn được chế biến từ hải sản thực sự rất thơm ngon, đặc biệt là các món làm từ ốc. Tuy nhiên, giống như các thực phẩm khác, ốc khi kết hợp với thực phẩm kiêng kỵ có thể gây nên tác động tiêu cực đến sức khỏe. Hãy cùng chúng tôi điểm qua một số thức uống không nên kết hợp cùng ốc và tìm hiểu chi tiết hơn về vấn đề ăn ốc rồi uống nước ép thơm có sao không.

Ăn ốc rồi uống nước ép thơm có sao không

Ốc và thơm là nguồn thực phẩm quen thuộc, nhưng liệu bạn đã biết cách kết hợp đúng để không gây hại cho sức khỏe? Hãy cùng tìm lời giải cho câu hỏi này nhé!

Tác dụng của ốc đối với sức khỏe

Trong thịt ốc có nhiều thành phần dinh dưỡng quan trọng, ít chất béo, giàu protein, vitamin và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Cụ thể như:

  • Giúp xương chắc khỏe

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, phần lớn các loại ốc đều chứa nhiều canxi, khoảng 1000mg trong 100g thịt ốc. Canxi là một khoáng chất rất quan trọng trong quá trình hình thành tế bào xương và gia tăng mật độ khoáng xương, từ đó giúp xương chắc khỏe, dẻo dai.

  • Tốt cho tim mạch

Ốc chứa hàm lượng axit béo omega-3 tương đối lớn nên được xếp vào nhóm thực phẩm lành mạnh, tốt cho sức khỏe tim mạch.

  • Giải nhiệt cho cơ thể

Hầu hết các loại ốc đều mang tính hàn, ngọt mát nên thường được sử dụng để chế biến thành nhiều món ăn từ ăn chính đến các bữa ăn phụ hay các bài thuốc để giải nhiệt cho cơ thể.

  • Ngăn ngừa thiếu máu

Bổ sung ốc vào các bữa ăn hàng ngày sẽ cung cấp thêm sắt cho cơ thể. Đây là một khoáng chất tham gia vào quá trình sản sinh ra các tế bào hồng cầu trong máu, duy trì hoạt động vận chuyển oxy đến các tế bào. Vì vậy, việc bổ sung sắt cho cơ thể sẽ giúp hạn chế nguy cơ thiếu máu.

  • Cải thiện thị lực

Ốc cũng chứa nhiều vitamin A, đóng vai trò trong việc sản sinh ra sắc tố ở võng mạc mắt. Đồng thời, hỗ trợ bảo vệ giác mạc và kết mạc, giúp duy trì thị lực tốt.

  • Cung cấp năng lượng

Trong 100g thịt ốc cung cấp khoảng 18g protein, tương đương với hàm lượng trong thịt bò hay thịt heo. Đặc biệt, ốc chứa hàm lượng protein cao nhưng lại có rất ít chất béo nên giúp bổ sung năng lượng hoạt động trong ngày nhưng lại không gây ảnh hưởng đến cân nặng.

  • Phòng chống ung thư

Ngoài những tác dụng kể trên, trong thịt ốc còn chứa selen và kẽm là hai dưỡng chất có đặc tính ức chế sự hoạt động của các gốc tự do, ngăn ngừa tác nhân gây hại lên tế bào và giúp phòng chống ung thư hiệu quả.

Ăn ốc rồi uống nước ép thơm có sao không?

Theo nhận định từ chuyên gia dinh dưỡng, nếu như bạn ăn ốc rồi thì không nên uống nước ép thơm. Vì hai món này kỵ nhau không nên kết hợp sẽ gây nên rất nhiều nguy hại cho sức khỏe.

Nguyên nhân được giải thích bởi, đối với những loài hải sản giáp xác như là sò, ốc, tôm,… thường sẽ chứa rất nhiều asen pentavelent. Trong khi đó, đối với loại nước ép hoa quả nói chung và nước ép thơm nói riêng sẽ chứa nhiều loại vitamin C. Khi kết hợp cùng lúc nó sẽ phản ứng với ốc tạo thành trioxide asen – thạch tín và gây nên ngộ độc rất nguy hiểm cần phải can thiệp y tế, thậm chí nguy hiểm tính mạng đặc biệt đối với những người có cơ địa nhạy cảm.

Bên cạnh đó, các chuyên gia y tế cũng khuyên rằng, không nên ăn các loại trái cây như hồng, nho, lựu,… ngay sau khi ăn hải sản. Do những loại quả này chứa những chất dễ kết hợp với canxi trong hải sản để tạo ra phản ứng kết tủa, gây ra các triệu chứng như: đau bụng, khó tiêu, đi ngoài, nôn mửa.

Ngoài ra, bạn cần chú ý những món ăn, thực phẩm kỵ với ốc và thơm cần tránh kết hợp như sau:

  • Đối với ốc

Ốc kỵ với bia: Việc sử dụng ốc cùng với bia sẽ gây ra những tác động xấu tới sức khỏe. Do trong bia chứa hàm lượng B1 cao, nếu kết hợp với các khoáng chất và đạm từ ốc có thể tạo ra chất kết tủa. Khi bị tích tụ lâu ngày sẽ hình thành nên sỏi thận, đồng thời gia tăng áp lực ở gan, làm suy giảm chức năng của gan.

Bên cạnh đó, lượng đạm dư thừa khi không được cơ thể bài tiết sẽ bị ứ đọng lại ở các khớp xương và mô cơ gây sưng tấy, đỏ rát. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh gout.

T: Nhiều người có thói quen uống trà trước hoặc sau khi ăn hải sản. Việc này được coi là không tốt, do hàm lượng axit tannic có trong nước trà khi kết hợp cùng với canxi có trong hải sản sẽ tạo thành một chất kết tủa, gây kích ứng hệ tiêu hóa.

Các loại đồ uống có tính hàn: Các loại đồ uống có gas hay nước có tính hàn như: nước lạnh, nước ép dưa chuột, nước dưa hấu, nước lê,… đều có tính mát, giải nhiệt hiệu quả. Tuy nhiên, khi sử dụng chung với ốc có tính hàn thì thường sẽ gây lạnh bụng, đầy bụng,… đặc biệt là với những người bụng yếu.

Nước sâm: Theo y học cổ truyền, các loại sâm là thực phẩm đại bổ khí, còn ốc là đại hại khí. Hai nguồn thực phẩm này sẽ triệt tiêu lẫn nhau và gây hại cho sức khỏe của người dùng. Vì vậy, không nên uống nước nhân sâm trong hoặc ngay sau khi ăn ốc để tránh bị đau bụng, đầy hơi, khó tiêu.

Đặc biệt, bạn cần chú ý những nhóm đối tượng dưới đây không nên ăn ốc, đó là:

Người đang bị ho, hen suyễn: Những người đang gặp tình trạng ho hay mắc bệnh hen suyễn thì cần đặc biệt chú ý không nên ăn ốc để tránh làm cho tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy, để không ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh, bạn nên kiêng ăn ốc và các loại hải sản.

Người mắc bệnh thận, huyết áp cao: Trong thịt ốc chứa hàm lượng natri cao sẽ khiến cho tình trạng bệnh thận, huyết áp cao, đái tháo đường trở nên trầm trọng hơn.

Người bị bệnh gout, viêm khớp: Trong thịt ốc chứa nhiều chất đạm và hàm lượng canxi nên đối với những người bị bệnh gout thì không nên sử dụng loại thực phẩm này. Vì hàm lượng đạm sẽ sản sinh ra axit uric, gây đau khớp dữ dội. Lâu ngày, các tinh thể muối urat bị lắng đọng và tích tụ ở ổ khớp gây đau nhức cho người bị gout.

Người có tiền sử dị ứng hải sản: Những người có cơ địa nhạy cảm hay có tiền sử dị ứng với hải sản cần đặc biệt lưu ý khi sử dụng ốc. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc thử một lượng nhỏ thịt ốc để xem phản ứng của cơ thể. Nếu như sau khi ăn ốc vài phút mà cơ thể xuất hiện các nốt đỏ, mề đay, ngứa và người nôn nao thì nên ngừng việc ăn ốc và cần tới bệnh viện để được xử lý kịp thời.

  • Đối với thơm:

Sữa: Nguyên nhân bởi trong thơm có lượng axit cao, trong khi đó sữa có lượng protein dồi dào, nếu kết hợp có thể dẫn tới phản ứng axit ascorbic, dẫn tới tình trạng kích ứng với dạ dày và hệ thống đường ruột, nguy cơ dẫn tới ngộ độc thực phẩm nhẹ như đau đầu, tiêu chảy….

Trứng: Tương tự như với sữa, nếu ăn trứng sẽ giàu protein kết hợp với thơm có thể dẫn tới đầy hơi, chướng bụng, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy…

Củ cải: Không nên ăn cùng với thơm, vì hàm lượng dưỡng chất trong hai món này phản ứng ngược, dẫn tới chuyển đổi flavonoid trong dứa thành axit dihydroxybenzoic và axit ferulic, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng tuyến giáp và bướu cổ.

Xoài: nguyên nhân bởi thơm là những thực phẩm dễ gây dị ứng nếu cơ địa mẫn cảm. Khi ăn chung xoài và thơm với nhau, nguy cơ dị ứng có thể tăng lên gấp đôi. Tình trạng này đặc biệt nguy hiểm đối, dẫn tới mề đay hoặc ngột độc.

Qua bài viết ăn ốc rồi uống nước ép thơm có sao không, hy vọng đã cung cấp cho bạn những kiến thức bổ ích về việc sử dụng ốc. Không nên kết hợp ốc cùng với một số loại nước, đặc biệt là nước giàu vitamin C như nước ép thơm.

Thông báo chính thức: Top100vn.vn - Review Top sản phẩm dịch tốt nhất, chúng tôi không bán hàng cũng không cung cấp bất kì dịch vụ tính phí nào.

Mọi lời mời chào mua hàng hay bất kì hành vi nào có phát sinh chi phí cho bạn dưới danh nghĩa Top100vn.vn đều là lừa đảo, Top100vn.vn miễn trừ mọi trách nhiệm. Xin cám ơn!