Ốc là món ăn vặt được nhiều người ưa thích nhờ phần thịt giòn, ngọt và béo ngậy. Không chỉ thế, ốc còn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể. Tuy nhiên, loại thực phẩm này cũng có thể gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nếu không được chế biến đúng cách. Vậy cần lưu ý những gì để nấu các món ăn từ ốc? Ốc kỵ với món gì? Ăn ốc với măng có sao không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những băn khoăn này!
BẠN BIẾT GÌ VỀ ỐC?
Ốc là loài động vật nhuyễn thể một mảnh vỏ, có thể sinh sống ở vùng nước mặn hoặc nước ngọt. Vỏ ốc khá cứng, có thành phần chính là canxi cacbonat, giúp bảo vệ cơ thể bên trong đầy đặn. Phần thịt ốc có vị ngọt tự nhiên và độ dai giòn, có thể được chế biến thành nhiều món ăn ngon khác nhau như: Ốc hấp sả, ốc xào bơ tỏi, ốc xào sa tế, ốc nấu chuối đậu, chả ốc, bún riêu ốc, ốc nướng mỡ hành,…
Xét về mặt dinh dưỡng, ốc có hàm lượng calo thấp nhưng rất giàu protein, vitamin và khoáng chất thiết yếu như: Vitamin B, D, E, kẽm, selen, magie, canxi, sắt, đồng, mangan, photpho,…
ĂN ỐC CÓ TỐT KHÔNG? 5 LỢI ÍCH SỨC KHỎE QUAN TRỌNG
Với hàm lượng dinh dưỡng dồi dào và đa dạng, ốc được xem là một món ăn tốt cho sức khỏe. Những tác dụng của ốc đối với sức khỏe có thể kể đến như:
- Tốt cho não bộ
Lượng vitamin B12 dồi dào có trong ốc đặc biệt có lợi cho não bộ. Loại vitamin này đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp myelin – chất béo bao bọc xung quanh các sợi thần kinh, hỗ trợ dẫn truyền giữa các dây thần kinh.
Theo một số nghiên cứu đã cho thấy, việc thiếu hụt vitamin B12 là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh sa sút trí tuệ Alzheimer hoặc các vấn đề tâm thần như: Trầm cảm, rối loạn lo âu.
- Hỗ trợ sức khỏe tim mạch
Thành phần Kali và selen trong ốc có thể giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch. Selen có đặc tính chống oxy hóa, giúp bảo vệ các tế bào khỏi bị tổn thương, hư hại bởi các gốc tự do. Nhờ đó có thể giúp ngăn ngừa các bệnh ung thư, tim mạch và tiểu đường.
Ngoài ra, kali là khoáng chất giúp làm thư giãn các mạch máu, ổn định huyết áp và giữ cho nhịp tim đều đặn. Bên cạnh đó, chế độ ăn giàu kali cũng giúp làm giảm lượng cholesterol xấu trong máu, hạn chế nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
- Ngăn ngừa bệnh loãng xương
Ốc là nguồn cung cấp vitamin D, canxi, magie và photpho dồi dào cho cơ thể. Đây đều là những dưỡng chất giúp duy trì hệ xương khớp chắc khỏe, ngăn ngừa bệnh loãng xương cũng như hạn chế tình trạng đau nhức và khó khăn khi vận động.
- Tốt cho mắt
Ốc là nguồn cung cấp kẽm tự nhiên. Khoáng chất này rất cần thiết cho quá trình vận chuyển vitamin A trong võng mạc mắt, đồng thời đảm bảo các tế bào mắt hoạt động một cách trơn tru.
Theo các nghiên cứu cho thấy, việc thiếu hụt kẽm có thể là nguyên nhân dẫn tới các bệnh thoái hóa điểm vàng, phù giác mạc, đục giác mạc,….
- Chữa lành vết thương
Hàm lượng kẽm dồi dào trong ốc có thể giúp thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương, đồng thời tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng.
ĂN ỐC VỚI MĂNG CÓ SAO KHÔNG?
Mặc dù ốc có vị ngon hấp dẫn nhưng không phải loại thực phẩm nào cũng kết hợp được với ốc. Vậy ăn ốc với măng có sao không?
Theo Đông y, cả măng và ốc đều là những loại thực phẩm có tính hàn, có công dụng thanh nhiệt giải độc. Việc dung nạp nhiều loại thực phẩm có tính hàn trong cùng một bữa sẽ có thể làm co mạch máu trong trong dạ dày, ruột, làm giảm chức năng tiêu hóa và gây ra các triệu chứng đau bụng, lạnh bụng và khó tiêu, thậm chí là tiêu chảy.
Do đó, các bạn nên tiêu thụ ốc và măng cách nhau ít nhất 2 tiếng để tránh gặp phải các vấn đề tiêu hóa gây khó chịu.
ỐC KỴ VỚI MÓN GÌ? 5 NGUYÊN LIỆU CẦN TRÁNH KẾT HỢP
Cũng như các loại thực phẩm khác, ốc cũng có một số lưu ý và kiêng kỵ nhất định khi chế biến. Vậy ốc kỵ với những thứ gì? Dưới đây là danh sách những loại thực phẩm không nên dùng chung với ốc:
- Thực phẩm có chứa axit tannic
Ốc vốn là loại thực phẩm giàu canxi, khi kết hợp với axit tannic thì sẽ có thể tạo ra hợp chất kết tủa không hòa tan trong dạ dày. Từ đó, gây cản trở quá trình tiêu hóa, dẫn tới các triệu chứng đau bụng, khó tiêu, đầy hơi và buồn nôn, thậm chí gây tắc nghẽn đường ruột.
Do đó, các bạn không nên ăn ốc chung với những loại thực phẩm, đồ uống giàu axit tannic như: Trà xanh, cà phê, rượu vang, ổi, lựu, sơn trà,…
- Thực phẩm có tính hàn
Theo Đông y, ốc là loại thực phẩm có tính hàn. Trong lúc chế biến hoặc khi ăn ốc, nếu các bạn kết hợp cùng với những loại thực phẩm có tính hàn khác như: Bí đao, dưa hấu, lê, khổ qua, rau má, kem, nước đá lạnh,…thì sẽ có làm giảm nhiệt trong dạ dày. Từ đó, dẫn tới các triệu chứng đau bụng, lạnh bụng và tiêu chảy.
- Bia rượu
Nhiều người thường có sở thích dùng các món ăn từ ốc làm mồi nhắm khi uống rượu bia. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, sự kết hợp hai thứ này có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Bởi cả bia rượu và ốc đều có chứa hàm lượng purin cao. Chất này sau khi đi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành axit uric. Việc ăn ốc và uống rượu bia cũng một lúc sẽ làm tăng nồng độ axit uric trong cơ thể. Lượng axit uric dư thừa có thể tích tụ tại các vị trí khớp, gây sưng, nóng, đỏ đau và dẫn đến bệnh Gout.
- Các loại thực phẩm giàu vitamin C
Thành phần asen pentavenlent có trong ốc khi kết hợp với vitamin C thì sẽ có thể chuyển hóa thành asen trioxide. Chất này còn được gọi là thạch tín, có thể gây ngộ độc cấp tính cho cơ thể.
Do đó, các bạn không nên tiêu thụ các món ăn từ ốc và những thực phẩm giàu vitamin C như: Cam, quýt, bưởi, kiwi, dâu tây, ớt chuông, giá đỗ,…cùng một lúc hoặc trong thời gian sát nhau để đảm bảo an toàn. (1)
- Sữa
Việc uống sữa không chỉ làm giảm hương vị thơm ngon của ốc mà còn có thể gây ra các vấn đề tiêu hóa. Bởi cả ốc và sữa đều có hàm lượng protein cao. Việc dung nạp quá nhiều protein vào cơ thể sẽ khiến hệ tiêu hóa phải làm việc quá sức, dẫn tới các tình trạng đầy hơi, khó tiêu và buồn nôn. Do đó, các bạn không nên sử dụng sữa và các sản phẩm từ sữa ngay trước và sau khi tiêu thụ các món ăn từ ốc.
NHỮNG LƯU Ý KHÁC KHI ĂN ỐC
Ngoài việc tìm hiểu ốc kỵ với món gì, các bạn còn cần lưu ý những điều dưới đây khi tiêu thụ các món ăn từ ốc để hấp thụ được tối đa các chất dinh dưỡng, đồng thời ngăn ngừa những rủi ro không mong muốn:
– Chỉ ăn ốc ở mức độ vừa phải, khoảng 1 – 2 lần/ tuần, mỗi lần chỉ tiêu thụ khoảng 200 gram.
– Nên kết hợp ốc cùng với các loại gia vị có tính ấm như: Gừng, sả, ớt,…để cân bằng nhiệt trong cơ thể, hạn chế tình trạng lạnh bụng, đau bụng
– Nên sơ chế ốc cẩn thận trước khi chế biến, tốt nhất là nên ngâm ốc trong nước vo gạo, nước pha chanh ớt để ốc nhả sạch hết sạn bẩn.
– Nấu chín kỹ ốc ở nhiệt độ cao để tiêu diệt hoàn toàn các vi khuẩn và ký sinh trùng gây hại, đảm bảo an toàn khi ăn.
Trên đây là toàn bộ những thông tin giải đáp cho băn khoăn ăn ốc với măng có sao không. Mọi thắc mắc về vấn đề này, các bạn hãy vui lòng nhấp chuột chọn TẠI ĐÂY hoặc comment cuối bài để được tư vấn và giải đáp sớm nhất.
Thông báo chính thức: Top100vn.vn - Review Top sản phẩm dịch tốt nhất, chúng tôi không bán hàng cũng không cung cấp bất kì dịch vụ tính phí nào.
Mọi lời mời chào mua hàng hay bất kì hành vi nào có phát sinh chi phí cho bạn dưới danh nghĩa Top100vn.vn đều là lừa đảo, Top100vn.vn miễn trừ mọi trách nhiệm. Xin cám ơn!