Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của Top100vn.vn, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "top100vn". (Ví dụ: thịt gà kỵ gì top100vn).
45 lượt xem

Ăn trứng vịt lộn với khoai lang được không?

Khoai lang và trứng vịt lộn là thực phẩm quen thuộc được nhiều người ưa thích vì có giá trị dinh dưỡng cao, giá thành hợp lý và rất dễ chế biến. Thế nhưng khi kết hợp khoai lang và trứng vịt lộn trong cùng bữa ăn có thế sẽ gây ra một số tác động tiêu cực cho sức khỏe. Vậy ăn trứng vịt lộn với khoai lang được không, cùng TOP100VN tìm hiểu tại nội dung bài viết.

Ăn trứng vịt lộn với khoai lang được không

Ăn trứng vịt lộn với khoai lang được không?

Việc kết hợp trứng vịt lộn với khoai lang có thể sẽ không phù hợp với những người có hệ tiêu hóa nhạy cảm. Với những người có nhu động ruột và khả năng tiêu hóa tốt thì việc sử dụng trứng vịt lộn với khoai lang cùng thời điểm sẽ không gây ra vấn đề gì đáng kể. Bạn có thể tận dụng được các lợi ích từ cả hai loại thực phẩm giàu dinh dưỡng này. Bởi vì trứng vịt lộn cung cấp protein, chất béo, vitamin và khoáng chất trong khi khoai lang là nguồn cung cấp tinh bột dồi dào cùng với chất xơ, vitamin C và các chất chống oxy hóa.

Tuy nhiên, đối với những người dễ bị đầy hơi hoặc gặp vấn đề về tiêu hóa thì sự kết hợp này có thể gây ra một số bất lợi cho sức khỏe. Do trứng vịt lộn chứa hàm lượng protein và cholesterol cao mà dạ dày cần nhiều thời gian và lượng enzyme để tiêu hóa. Khoai lang dù có tính mát và mang lại nhiều lợi ích cho hệ tiêu hóa. Đồng thời, khoai lang giàu chất xơ và tinh bột có thể làm chậm quá trình tiêu hóa. Chính vì vậy khi ăn trứng vịt lộn cùng với khoai lang sẽ tạo áp lực cho hệ tiêu hóa dẫn đến khó tiêu, đầy bụng, đau bụng.

Để tránh những tác dụng phụ không mong muốn, người tiêu dùng nên lưu ý một số điều khi ăn trứng vịt lộn và khoai lang. Cần tránh ăn hai loại thực phẩm này trong cùng một bữa hoặc quá gần nhau. Thay vào đó, hãy giãn cách thời gian ăn, bạn có thể ăn khoai lang vào bữa phụ và trứng vịt lộn vào bữa chính để dạ dày có thời gian xử lý từng loại thực phẩm. Từ đó, không gây áp lực lên dạ dày. Ngoài ra, việc bổ sung rau răm và gừng khi ăn trứng vịt lộn cũng có thể giúp cân bằng tính hàn của món ăn, hỗ trợ tiêu hóa và giảm thiểu nguy cơ đầy bụng.

Tóm lại, việc ăn trứng vịt lộn cùng với khoai lang được hay không còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe và cơ địa của mỗi người. Nếu bạn có hệ tiêu hóa tốt thì điều này sẽ không gây ra vấn đề. Nhưng với những ai thường xuyên gặp chứng khó tiêu thì nên cân nhắc hạn chế và chọn cách ăn hợp lý để đảm bảo sức khỏe.

Khoai lang kỵ gì?

Khoai lang mang lại nhiều lợi ích với sức khỏe nhưng việc kết hợp khoai lang thì cần phải chú ý đến những loại thực phẩm kiêng kỵ. Cụ thể như:

  • Cà chua

Nếu trong bữa ăn đã có khoai lang thì bạn không nên sử dụng thêm cà chua. Vì trong khoai lang thường sẽ chứa một lượng đường nhất định, khi được tiêu thụ sẽ kích thích dạ dày tiết ra nhiều axit dịch vị. Trong khi đó, cà chua khi được tiêu hóa sẽ dễ sinh ra phản ứng kết tủa trong môi trường axit mạnh. Từ đó, thức ăn sẽ dễ bị tích tụ trong đường ruột và dạ dày gây nên tình trạng khó tiêu, đau bụng, tiêu chảy. Tóm lại, việc kết hợp khoai lang và cà chua trong một thời gian dài sẽ dễ mắc các bệnh sỏi thận.

  • Chuối

Chuối cũng nằm trong danh sách được coi là kiêng kỵ với khoai lang. Cả chuối và khoai lang đều là hai thực phẩm dễ gây no. Do vậy nếu ăn cùng lúc sẽ dễ gây ra tình trạng đầy bụng, thậm chí là trào ngược dạ dày. Trong các trường hợp nặng, tiêu thụ khoai lang cùng với chuối có thể gây ngộ độc mãn tính do thức ăn trong ruột và dạ dày bị ức chế.

  • Bí đỏ

Cả khoai lang và bí đỏ đều là hai loại thực phẩm nhuận tràng nhưng khi sử dụng cùng nhau lại có thể dây đầy hơi, nôn khan, ợ chua. Hãy chế biến khoai lang và bí đỏ một cách kỹ lưỡng để không làm trầm trọng hơn tình trạng đầy bụng.

  • Ngô

Ngô là loại thực phẩm lành tính, chứa hàm lượng dinh dưỡng cao. Chính vì vậy, để tiêu hóa được ngô thì dạ dày cần phải tiết ra nhiều axit và mất thời gian để thực hiện. Nếu ăn ngô cùng khoai lang có chứa nhiều đường và tinh bột sẽ tạo gánh nặng cho dạ dày, khiến nó phải tiết ra nhiều axit để tiêu hóa cả 2 loại thực phẩm. Đây có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng trào ngược dạ dày.

  • Trứng

Trứng là loại thực phẩm giàu protein lại chứa ít chất béo nên rất phù hợp dùng cho bữa sáng. Việc ăn trứng và khoai lang có bị làm sao không thì tùy thuộc vào từng đối tượng. Những người có nhu động ruột và hệ tiêu hóa hoạt động tốt thì ăn cùng lúc trứng và khoai lang sẽ không gây hại gì. Ngược lại, với những người thường mắc chứng khó tiêu thì không nên ăn hai thực phẩm này cùng lúc. Bởi trứng chứa nhiều protein nên dạ dày cần thời gian để tiêu hóa. Nếu sử dụng thêm khoai lang chứa nhiều tinh bột sẽ tạo gánh nặng cho hệ tiêu hóa.

  • Quả hồng

Đường có trong khoai lang sẽ rất dễ lên men trong dạ dày nên thường sẽ gây ra tình trạng tăng tiết axit trong dạ dày. Nếu bạn ăn cả quả hồng cùng với khoai lang sẽ làm cô đặc và tạo nên kết tủa trong dạ dày. Do phản ứng hóa học của tanin pectin trong quả hồng kết hợp với đường trong khoai lang. Trường hợp nặng có thể gây xuất huyết tiêu hóa hoặc viêm loét dạ dày. Chính vì vậy , hãy sử dụng hai loại thực phẩm này cách nhau ít nhất là 5 giờ.

Lưu ý khi ăn khoai lang

Một vài lưu ý liệt kê dưới đây sẽ giúp bạn có những món ăn với khoai lang giàu dinh dưỡng, an toàn cho sức khoẻ

+ Thời điểm phù hợp để ăn khoai lang

Nhiều người thường có thói quen mua khoai lang về tích trữ để sử dụng dần. Tuy nhiên theo nhiều chuyên gia dinh dưỡng, thời điểm tốt nhất để ăn khoai lang là khi vừa được đào lên, đây cũng là lúc khoai có nhiều dưỡng chất nhất. Nếu khoai càng để lâu, lượng nước bị hao hụt, lượng đường càng tăng thì tinh bột trong khoai lang cũng bị biến đổi, các khoáng chất cũng mất đi.

+ Nhóm người không nên ăn khoai lang

Khoai lang có thể gây hại với một số nhóm người dưới đây:

– Bệnh nhân bị thận: Những người mắc bệnh thận tuyệt đối không nên sử dụng khoai lang. Vì hàm lượng dưỡng chất trong khoai có thể tạo gánh nặng cho hệ tiêu hóa, gây tích tụ kali và làm cho triệu chứng bệnh thêm trầm trọng hơn. (1)

– Người có hệ tiêu hóa kém: Người có hệ tiêu hóa kém, thường xuyên gặp phải tình trạng khó tiêu, đầy hơi, trướng bụng thì không nên ăn khoai lang vì lúc này sẽ làm tăng tiết dịch vị trong dạ dày.

+ Lưu ý khi ăn khoai lang

– Không nên ăn khoai lang sống: Do khoai lang có chứa nhiều tinh bột nên cần được nấu chín để phá hủy lớp màng tế bào tinh bột. Đồng thời, khi luộc khoai lang thì các enzym sẽ bị phân hủy nên không gây ra tình trạng đầy hơi, ợ chua, buồn nôn.

– Không ăn khoai lang vào buổi tối: Sử dụng khoai lang vào buổi tối sẽ dễ gây ra tình trạng trào ngược axit dạ dày. Đặc biệt là với những người có dạ dày yếu hoặc hệ tiêu hóa kém sẽ gây ra hiện tượng đầy bụng, mất ngủ do thức ăn không được tiêu hóa.

Thông qua những thông tin trên, hy vọng rằng đã giải đáp được những thắc mắc về việc ăn trứng vịt lộn với khoai lang được không và những điều cần biết khi sử dụng khoai lang. Mong rằng với những thông tin này đã giúp bạn có thêm những mẹo và kiến thức bổ ích trong việc chăm sóc sức khỏe cho gia đình.

Thông báo chính thức: Top100vn.vn - Review Top sản phẩm dịch tốt nhất, chúng tôi không bán hàng cũng không cung cấp bất kì dịch vụ tính phí nào.

Mọi lời mời chào mua hàng hay bất kì hành vi nào có phát sinh chi phí cho bạn dưới danh nghĩa Top100vn.vn đều là lừa đảo, Top100vn.vn miễn trừ mọi trách nhiệm. Xin cám ơn!