Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của Top100vn.vn, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "top100vn". (Ví dụ: thịt gà kỵ gì top100vn).
39 lượt xem

Ăn trứng vịt lộn với lá tía tô được không?

Trứng vịt lộn là một món ăn thơm ngon, có chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, bất kỳ loại thực phẩm nào nếu sử dụng sai cách cũng đều có thể dẫn đến những tác dụng phụ không mong muốn. Vậy trứng vịt lộn kỵ với món gì? Ăn trứng vịt lộn với lá tía tô được không? Cần lưu ý những gì khi sử dụng trứng vịt lộn để đảm bảo sức khỏe? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ những thông tin cụ thể về vấn đề này!

Ăn trứng vịt lộn với lá tía tô được không

TRỨNG VỊT LỘN LÀ MÓN GÌ?

Trứng vịt lộn ( hay còn gọi là hột vịt lộn) là món ăn được chế biến từ quả trứng vịt khi phôi thai đã phát triển thành hình nhưng vẫn chưa đủ tháng, đủ ngày để nở ra. Thông thường, thời gian để ấp trứng vịt trở thành con vịt non thì sẽ cần mất khoảng 28 ngày. Còn nếu bạn muốn có trứng vịt lộn thì chỉ cần ấp khoảng từ 14 đến 16 ngày.

Các bạn có thể ấp trứng vịt lộn bằng đèn dầu hỏa; thóc, trấu được rang nóng hoặc ấp bằng máy công nghiệp. Đây là một món ăn nhẹ với giá bình dân vô cùng phổ biến ở Việt Nam. Chúng ta có thể thấy món trứng vịt lộn được bày bán ở rất nhiều nơi, từ những hàng rong, cửa hàng nhỏ đến các nhà hàng sang trọng.

Tại Việt Nam, trứng vịt lộn thường được luộc chín và ăn kèm với rau răm, gừng thái lát cùng một ít muối tiêu chanh. Ngoài cách ăn truyền thống này thì trứng vịt lộn còn được biến tấu thành nhiều món ăn thơm ngon, lạ miệng như: Trứng vịt lộn sốt me, trứng vịt lộn xào sa tế, trứng vịt lộn hầm ngải cứu, trứng vịt lộn om bầu, cháo trứng vịt lộn, trứng vịt lộn chiên giòn,…

Theo Đông y, trứng vịt lộn có tính hàn, với tác dụng giúp tu âm, dưỡng huyết, ích trí, sáng mắt, giúp cơ thể nhanh trưởng thành. Trứng vịt lộn ăn cùng với rau răm và gừng được coi là một bài thuốc giúp trị bệnh thiếu máu, suy nhược, suy dinh dưỡng,…

Còn theo các nghiên cứu hiện đại thì trong trứng vịt lộn có chứa nhiều protein, chất béo, vitamin A, B, D cùng với các khoáng chất thiết yếu như: Canxi, sắt, đồng, photpho, kali, selen, kẽm, magie, choline…Do đó, việc ăn trứng vịt lộn với lượng vừa phải có thể giúp tăng cường khối lượng cơ bắp, duy trì hệ xương răng chắc khỏe và cải thiện chức năng của não bộ.

TRỨNG VỊT LỘN KỴ VỚI MÓN GÌ? 5 THỰC PHẨM KHÔNG NÊN KẾT HỢP CÙNG

Việc kết hợp những loại thực phẩm mà không tìm hiểu kỹ có thể gây ra các vấn đề sức khỏe. Do đó, các bạn cần phải nắm rõ trứng vịt lộn kỵ gì để chế biến món ăn đúng cách, đảm bảo hấp thụ tối đa các chất dinh dưỡng, mà không gây ra các tác dụng phụ cho cơ thể.

Dưới đây là một số loại thực phẩm không nên dùng chung với trứng vịt lộn:

  • Óc heo

Cả óc heo và trứng vịt lộn đều có hàm lượng cholesterol cao. Việc kết hợp ăn hai loại thực phẩm này có thể gây ra tình trạng tăng cholesterol xấu (LDL) trong máu. Từ đó, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, gan nhiễm mỡ và huyết áp cao.

  • Hồng

Việc ăn trái hồng ngay trước hoặc sau khi ăn trứng vịt lộn không được khuyến khích. Bởi trong trái hồng có chứa chất axit tannic, khi kết hợp với thành phần protein trong trứng vịt lộn thì sẽ tạo ra hợp chất kết tủa, khó phân hủy và hòa tan trong dạ dày. Từ đó, gây cản trở quá trình tiêu hóa, dễ dẫn đến các triệu chứng khó tiêu, đầy hơi và buồn nôn, thậm chí làm tắc nghẽn đường ruột.

Ngoài trái hồng thì các bạn cũng cần tránh tiêu thụ trứng vịt lộn chung với những loại thực phẩm, đồ uống có chứa axit tannic khác như: Cà phê, trà xanh, rượu vang, lựu, ổi, sơn trà,…

  • Sữa bò

Để tránh gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, các bạn cần lưu ý không nên vừa uống sữa vừa ăn trứng vịt lộn. Trứng vịt lộn có chứa hàm lượng protein cao, trong khi sữa bò có chứa nhiều lactose. Cả hai dưỡng chất này đều mất nhiều thời gian để tiêu hóa. Nếu tiêu thụ trứng vịt lộn và sữa cùng một lúc thì có thể khiến hệ tiêu hóa phải làm việc quá tải, từ đó dễ gây đầy bụng, khó tiêu.

  • Sữa đậu nành

Trong sữa đậu nành và các món ăn làm từ đậu nành có chứa một lượng lớn trypsin. Chất này có thể gây cản trở quá trình phân hủy và hấp thụ thành phần protein có trứng vịt lộn. Do đó, các bạn không nên sử dụng trứng vịt lộn và sữa đậu nành cùng một lúc hoặc quá gần nhau để đảm bảo hấp thụ tối ưu các chất dinh dưỡng.

  • Thực phẩm có tính hàn

Trứng vịt lộn vốn có tính hàn, nên các bạn cần tránh kết hợp ăn chung cùng với những loại thực phẩm có tính hàn khác như: Thịt ba ba, thịt ngỗng, thịt thỏ, hải sản, bí đao, rau má, khổ qua,…Việc dung nạp nhiều thực phẩm có tính hàn cùng một lúc sẽ có thể làm giảm nhiệt trong dạ dày, dẫn tới các tình trạng lạnh bụng, đau bụng và tiêu chảy.

ĂN TRỨNG VỊT LỘN VỚI LÁ TÍA TÔ ĐƯỢC KHÔNG?

Như chia sẻ ở trên, trong danh sách những thực phẩm kiêng kỵ với trứng vịt lộn thì không có lá tía tô. Trên thực tế, việc kết hợp giữa lá tía tô và trứng vịt lộn không chỉ làm dậy mùi thơm của món ăn mà còn cung cấp nhiều dưỡng chất quan trọng cho cơ thể. Theo Đông y, rau tía tô có tính ấm, vị cay, lợi vào kinh tỳ, phế, có thể giúp cân bằng lại tính hàn của trứng vịt lộn, hỗ trợ quá trình tiêu hóa, hạn chế tình trạng lạnh bụng, đầy hơi.

Ngoài lá tía tô thì các bạn còn có thể kết hợp trứng vịt lộn cùng với những loại rau khác như: Lá ngải cứu, rau răm, lá lốt,….cũng đều rất ngon và bổ dưỡng.

NHỮNG SAI LẦM KHI ĂN TRỨNG VỊT LỘN GÂY ẢNH HƯỞNG XẤU ĐẾN SỨC KHỎE

Để đảm bảo sức khỏe, các bạn cần tránh những sai lầm dưới đây khi sử dụng trứng vịt lộn:

  • Ăn quá nhiều trứng vịt lộn

Trứng vịt lộn có hàm lượng protein và chất béo cao. Vì vậy, việc tiêu thụ món ăn này quá nhiều có thể gây dư thừa chất, làm tăng lượng cholesterol trong máu. Từ đó, khiến nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, cao huyết áp, gan nhiễm mỡ,…gia tăng. Theo khuyến cáo, với người trưởng thành khỏe mạnh thì không nên tiêu thụ nhiều hơn 2 quả trứng vịt lộn mỗi tuần.

  • Ăn trứng vịt lộn vào buổi tối

Vào buổi tối, hệ tiêu hóa sẽ hoạt động chậm lại. Nếu các bạn tiêu thụ các món ăn giàu đạm và chất béo như trứng vịt lộn thì sẽ có thể gây đầy bụng, khó tiêu và khó đi vào giấc ngủ. Tốt nhất là các bạn nên ăn trứng vịt lộn vào buổi sáng để cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng cho cơ thể hoạt động.

  • Ăn trứng vịt lộn để qua đêm

Tốt nhất là các bạn chỉ nên ăn trứng vịt lộn sau khi vừa mới luộc xong. Không nên ăn trứng đã chế biến lâu, thậm chí để qua đêm vì chúng có thể bị vi khuẩn có hại xâm nhập, phát triển và gây ngộ độc thực phẩm nếu ăn phải.

  • Không luộc chín trứng vịt lộn trước khi ăn

Trứng vịt lộn nấu tái, sống có vị tanh đặc biệt rất khó ăn. Bên cạnh đó, trong trứng vịt lộn sống có chứa nhiều vi khuẩn và ký sinh trùng có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe. Do đó, để đảm bảo an toàn, các bạn chỉ nên ăn trứng vịt lộn đã được nấu chín ở nhiệt độ cao, không ăn trứng tái, sống.

Trên đây là những thông tin chia sẻ về vấn đề ăn trứng vịt lộn với lá tía tô được không. Hy vọng bài viết này đã mang đến cho bạn những thông tin bổ ích. Nếu còn có thắc mắc về vấn đề này, các bạn hãy vui lòng nhấp chuột chọn TẠI ĐÂY hoặc comment cuối bài để được tư vấn và giải đáp sớm nhất.

Thông báo chính thức: Top100vn.vn - Review Top sản phẩm dịch tốt nhất, chúng tôi không bán hàng cũng không cung cấp bất kì dịch vụ tính phí nào.

Mọi lời mời chào mua hàng hay bất kì hành vi nào có phát sinh chi phí cho bạn dưới danh nghĩa Top100vn.vn đều là lừa đảo, Top100vn.vn miễn trừ mọi trách nhiệm. Xin cám ơn!