Đu đủ chín, với phần thịt mềm, mọng nước và có vị ngọt thanh, là một loại trái cây nhiệt đới được nhiều người ưa chuộng. Khi sử dụng loại quả này, việc nắm rõ đu đủ kỵ món gì là vô cùng cần thiết, giúp các bạn có thể thưởng thức trái đu đủ một cách an toàn và trọn vẹn. Vậy cụ thể đu đủ kiêng kỵ với những loại thực phẩm nào? Đu đủ ăn với sầu riêng được không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những băn khoăn này!
TÌM HIỂU VỀ TRÁI ĐU ĐỦ
Đu đủ là một loại trái cây thuộc họ Caricaceae, có nguồn gốc từ Trung Mỹ. Loại quả này có vị ngọt dịu, thanh mát cùng màu sắc vàng cam hấp dẫn. Trái đu đủ có hình quả trứng to, dài từ 20 – 30 cm, lúc chưa chín sẽ có vỏ màu xanh lục và khi chín thì sẽ dẫn chuyển sang màu vàng. Thịt quả dày, mềm, có màu vàng cam, bên trong ruột quả có nhiều hạt đen to bằng hạt tiêu, xung quanh có lớp nhầy.
Trái đu đủ không chỉ được dùng để tráng miệng sau mỗi bữa ăn mà còn được biến tấu thành nhiều món ăn thơm ngon, lạ miệng như: Thạch đu đủ, đu đủ tiềm táo đỏ, bánh đu đủ, mứt đu đủ chín, kem đu đủ, đu đủ hầm chân gà, canh đu đủ nấu sườn heo,….
Không chỉ có hương vị ngọt thanh, dễ ăn, đu đủ còn có chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe như: Nước, đường, vitamin A, B, C, E, K, chất xơ, canxi, photpho, magie, sắt, đồng,…Bên cạnh đó, việc ăn đu đủ còn cung cấp cho cơ thể các chất chống oxy hóa như: Alpha – carotene, beta – carotene, lutein, zeaxanthin, lycopene,….giúp chống viêm, trung hòa các gốc tự do gây hại và ngăn ngừa nhiều bệnh tật nguy hiểm.
5 LỢI ÍCH KỲ DIỆU CỦA TRÁI ĐU ĐỦ ĐỐI VỚI SỨC KHỎE
Khi bạn ăn đu đủ với lượng vừa phải thì sẽ có thể nhận được những lợi ích sức khỏe tuyệt vời như:
- Tăng cường chức năng miễn dịch
Với hàm lượng vitamin C dồi dào, việc ăn đu đủ có thể kích thích cơ thể sản sinh các tế bào bạch cầu và giúp các tế bào này hoạt động hiệu quả. Từ đó, tăng cường khả năng chống nhiễm trùng của cơ thể. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc ăn đu đủ có thể giúp các bạn ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh cảm lạnh, cảm cúm.
- Ngăn ngừa tình trạng táo bón
Hàm lượng chất xơ dồi dào trong trái đu đủ có thể giúp kích thích nhu động ruột, duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh, rất hữu ích cho những người thường xuyên bị đầy hơi, táo bón.
Ngoài ra, enzyme papain có trong đu đủ có khả năng phân giải protein thành các đoạn protein nhỏ hơn được gọi là các peptide, axit amin. Từ đó, giảm áp lực cho dạ dày, thúc đẩy quá trình tiêu hóa diễn ra dễ dàng và trơn tru hơn.
- Giảm tình trạng chuột rút cơ bắp
Trái đu đủ có chứa nhiều nước và Kali, có thể giúp tăng cường sức mạnh của cơ bắp, hạn chế tình trạng chuột rút.
- Giảm nguy cơ bị đột quỵ
Trong đu đủ chín có chứa lycopene – sắc tố tạo nên màu vàng cam rực rỡ cho loại quả này. Đây là một chất chống oxy hóa, giúp làm giảm nồng độ cholesterol xấu (LDL) và cholesterol toàn phần, đồng thời làm tăng lượng cholesterol tốt (HDL). Từ đó, ngăn chặn sự phát triển các mảng bám trong lòng động mạch, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh mạch vành, xơ vữa động mạch và đột quỵ.
- Bảo vệ làn da khỏi bị cháy nắng
Hợp chất lycopene có trong trái đu đủ có thể bảo vệ làn da chống lại những tác động của tia UV từ ánh nắng mặt trời. Từ đó, giúp làm giảm mức độ đỏ da khi tiếp xúc với ánh nắng, làm chậm quá trình lão hóa da và hạn chế sự xuất hiện của nếp nhăn, vết chân chim trên khuôn mặt.
- Chữa lành vết thương
Enzyme chymopapain có trong đu đủ có tác dụng phân hủy các tế bào chết, đồng thời kích thích tái tạo các tế bào mới. Qua đó sẽ giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục vết thương, ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm.
- Hỗ trợ giảm cân, giữ dáng
Đu đủ có vị ngọt thanh, giàu chất dinh dưỡng nhưng lại chứa hàm lượng calo tương đối thấp. Trong 100g đu đủ chín chỉ có chứa khoảng 42 calo, nên đây là loại thực phẩm rất phù hợp với những ai đang trong quá trình ăn kiêng, giảm cân. Ngoài ra, việc ăn đu đủ còn giúp bổ sung một lượng lớn chất xơ vào cơ thể, giúp tạo cảm giác no lâu, làm giảm sự thèm ăn và hạn chế việc nạp calo quá mức.
ĐU ĐỦ ĂN VỚI SẦU RIÊNG ĐƯỢC KHÔNG?
Mặc dù là một loại trái cây thơm ngon và bổ dưỡng, nhưng việc sử dụng đu đủ không đúng cách, kết hợp cùng với những loại thực phẩm không phù hợp có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Vậy đu đủ ăn với sầu riêng được không?
Theo các chuyên gia, cả đu đủ và sầu riêng đều là những loại trái cây nhiệt đới, có hàm lượng đường cao. Việc tiêu thụ hai loại quả này chung một lúc hoặc trong thời gian quá sát nhau sẽ có thể làm mức đường huyết tăng đột biến, khiến các bạn cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn,…., đặc biệt nếu ăn lúc bụng đói.
Không chỉ thế, việc ăn quá nhiều đường còn có thể khiến cơ thể bị nóng trong, phát nhiệt, nổi mụn và rôm sảy. Đồng thời, làm tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì, tiểu đường, bệnh tim mạch và gan nhiễm mỡ. Hơn nữa, nếu các bạn tiêu thụ quá nhiều đường thì sẽ có thể dẫn đến việc cơ thể khó kiểm soát nồng độ glucose trong máu. Từ đó, tạo môi trường thích hợp cho các tác nhân gây hại như: Vi khuẩn, virus hoặc tạp trùng sinh sôi, phát triển nhanh chóng và gây bệnh viêm nhiễm.
NHỮNG THỰC PHẨM TUYỆT ĐỐI KHÔNG NÊN ĂN CHUNG VỚI ĐU ĐỦ
Theo các chuyên gia, hậu quả của việc kết hợp đu đủ cùng với những loại thực phẩm kiêng kỵ là có thể dẫn tới những phản ứng như: Đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy.
Dưới đây là một số loại thực phẩm kỵ với đu đủ mà các bạn cần lưu ý không nên kết hợp:
- Sữa bò
Trong sữa bò và các sản phẩm từ sữa có chứa nhiều protein, trong đó protein casein chiếm đến hơn 80%. Nếu các bạn pha lẫn sữa bò cùng với nước ép đu đủ thì sẽ có thể khiến thành phần casein bị đông đặc, lắng đọng lại. Từ đó, gây rối loạn tiêu hóa, đầy hơi, khó tiêu và táo bón.
Do đó, các bạn nên thưởng thức riêng sữa bò và đu đủ, không nên kết hợp chúng với nhau để tránh gặp phải các vấn đề tiêu hóa khó chịu.
- Trái cây giàu vitamin C
Bản thân đu đủ đã có hàm lượng vitamin C cao. Trong 100 gram đu đủ có chứa đến 62 mg vitamin C. Nếu các bạn tiêu thụ đu đủ chung với những loại trái cây giàu vitamin C khác như: Cam, quýt, bưởi, chanh dây, ổi,….thì sẽ có thể khiến cơ thể bị dư thừa vitamin C. Từ đó, dẫn tới các tác dụng phụ như: Ợ chua, đầy hơi, trào ngược axit, đau đầu, mất ngủ, tiêu chảy, tăng tạo sỏi thận,….
- Dưa leo
Các bạn không nên ăn dưa leo và đu đủ cùng một lúc. Bởi thành phần vitamin C trong đu đủ có thể bị phân hủy và phá hủy bởi các enzyme catabolic có trong dưa leo. Từ đó, làm hao hụt giá trị dinh dưỡng của đu đủ.
Trên đây là những thông tin chia sẻ về chủ đề đu đủ ăn với sầu riêng được không? Mọi thắc mắc về vấn đề này, các bạn hãy vui lòng nhấp chuột chọn TẠI ĐÂY hoặc comment cuối bài để được tư vấn và giải đáp sớm nhất.
Thông báo chính thức: Top100vn.vn - Review Top sản phẩm dịch tốt nhất, chúng tôi không bán hàng cũng không cung cấp bất kì dịch vụ tính phí nào.
Mọi lời mời chào mua hàng hay bất kì hành vi nào có phát sinh chi phí cho bạn dưới danh nghĩa Top100vn.vn đều là lừa đảo, Top100vn.vn miễn trừ mọi trách nhiệm. Xin cám ơn!