Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của Top100vn.vn, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "top100vn". (Ví dụ: thịt gà kỵ gì top100vn).
26 lượt xem

Đu đủ có kỵ mật ong không?

Đu đủ là một loại trái cây nhiệt đới, có hương vị ngọt mềm, thanh mát được rất nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, các bạn nên thận trọng khi kết hợp đu đủ cùng với các loại thực phẩm khác bởi không phải mọi sự kết hợp đều an toàn. Vậy đu đủ kiêng kỵ với món gì? Đu đủ có kỵ mật ong không? Hãy cùng Top100vn theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời cho vấn đề này!

Đu đủ có kỵ mật ong không

ĐU ĐỦ – LOẠI TRÁI CÂY CÓ VỊ DỄ ĂN VÀ NHIỀU CHẤT DINH DƯỠNG

Đu đủ là một loại trái cây nhiệt đới, có nguồn gốc từ Trung Mĩ. Loại quả này có hình dạng giống như một quả lê lớn, nặng khoảng 1 kg. Khi chín, trái đu đủ sẽ có màu vàng cam vô cùng bắt mắt. Phần thịt quả có vị ngọt nhẹ, mềm, với nhiều hạt đen nhỏ bên trong.

Ngoài việc được sử dụng như là một loại trái cây tráng miệng, đu đủ còn được chế biến thành vô vàn món ăn hấp dẫn như: Thạch đu đủ, mứt đu đủ, chè đu đủ, đu đủ hấp đường phèn, đu đủ tiềm táo đỏ, bánh đu đủ, nước ép đu đủ, kem đu đủ,…

Trái đu đủ được nhiều người yêu thích không chỉ bởi vị ngọt mềm, thanh mát mà còn bởi hàm lượng dinh dưỡng cao. Trong trái đu đủ có chứa đường, carbs, chất xơ và chất đạm. Cùng với đó là các vitamin và khoáng chất thiết yếu như: Vitamin A, B, C, E, K, kali, magie, canxi, sắt,…Đặc biệt, loại quả này có chứa chất chống oxy hóa lycopene sẽ giúp làm giảm viêm, trung hòa các gốc tự do và ngăn ngừa các bệnh lý mãn tính như: Bệnh tim mạch, bệnh ung thư và Alzheimer,…

VIỆC ĂN ĐU ĐỦ MANG LẠI LỢI ÍCH GÌ CHO SỨC KHỎE?

Dưới đây là những lợi ích sức khỏe đã được khoa học chứng minh của trái đu đủ chín:

  • Tăng cường sức khỏe đường ruột

Thành phần enzyme papain trong đu đủ có thể giúp phân giải protein thành các polypeptid và axit amin. Từ đó, khiến cơ thể hấp thụ protein dễ dàng và hiệu quả hơn. Do đó, các bạn nên ăn trái đu đủ sau một bữa ăn no với những thực phẩm giàu protein để hạn chế các tình trạng đầy hơi, khó tiêu. (1)

Bên cạnh đó, đu đủ có chứa nhiều nước và chất xơ, sẽ giúp kích thích nhu động ruột, ngăn ngừa hiệu quả các tình trạng đầy hơi, khó tiêu và táo bón.

  • Bảo vệ tim mạch

Chất chống oxy hóa lycopene có nhiều trong quả đu đủ có thể làm giảm lượng cholesterol xấu (LDL) và tăng lượng cholesterol tốt (HDL). Từ đó, ngăn chặn việc tạo mảng bám trong thành động mạch, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh mạch vành, xơ vữa động mạch và nhồi máu cơ tim.

  • Làm đẹp da

Trong đu đủ có hàm lượng vitamin C, sẽ giúp làm tăng tốc độ sản sinh collagen và elastin. Từ đó, cải thiện độ đàn hồi và săn chắc của làn da, mang lại một làn da tươi trẻ, rạng rỡ. Bên cạnh đó, chất chống oxy hóa lycopene có trong đu đủ còn giúp bảo vệ làn da khỏi tác động của tia UV từ ánh nắng mặt trời. Từ đó, làm chậm quá trình lão hóa da, hạn chế sự xuất hiện của nếp nhăn, vết chân chim trên khuôn mặt.

  • Nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể

Một khẩu phần đu đủ chín (khoảng 152 gram) sẽ cung cấp đến 157% lượng vitamin C khuyến nghị mỗi ngày. Đây là một loại vitamin quan trọng, giúp tăng cường sự biệt hóa và phát triển của các tế bào lympho T và B trong hệ miễn dịch. Từ đó, nâng cao sức đề kháng của cơ thể, ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh nhiễm trùng, đặc biệt là các bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp.

ĐU ĐỦ CÓ KỴ MẬT ONG KHÔNG?

Đu đủ là một loại trái cây bổ dưỡng, có nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe. Nếu kết hợp đu đủ cùng với những thực phẩm phù hợp thì sẽ có thể làm tăng hương vị cũng như giá trị dinh dưỡng của loại trái cây này. Còn nếu kết hợp đu đủ với những thực phẩm khác sai cách thì sẽ có thể tạo ra những phản ứng bất lợi cho cơ thể. Vậy đu đủ có kỵ mật ong không?

Theo các chuyên gia, các bạn không nên rưới hay trộn mật ong với những loại trái cây ngọt, có hàm lượng đường cao như: Đu đủ, vải, mít, nhãn,….Bởi bản thân mật ong đã có thành phần chính là đường với 31% đường glucose và 40% đường fructose. Việc cho thêm mật ong vào những loại trái cây ngọt sẽ có thể làm tăng đột ngột lượng đường trong máu. Từ đó, khiến cơ thể bị nóng trong, phát nhiệt và nổi mụn.

Không chỉ thế, việc dung nạp quá nhiều đường vào cơ thể còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, gan nhiễm mỡ và đẩy nhanh quá trình lão hóa của cơ thể.

Do đó, các bạn nên sử dụng tách biệt đu đủ và mật ong, tránh kết hợp chúng chung với nhau để đảm bảo sức khỏe.

KHÔNG NÊN ĂN ĐU ĐỦ VỚI NHỮNG LOẠI THỰC PHẨM NÀO?

Đu đủ là loại trái cây có màu sắc rực rỡ, vị ngọt mềm và hàm lượng dinh dưỡng dồi dào. Tuy nhiên, các bạn cần lưu ý không nên kết hợp đu đủ cùng với một số loại thực phẩm dưới đây để tránh gặp phải các vấn đề tiêu hóa khó chịu:

  • Sữa và các chế phẩm từ sữa

Trái đu đủ có chứa các enzyme như: Papain và chymopapain, có thể làm đông đặc thành phần protein casein có trong sữa. Từ đó, gây khó khăn cho quá trình tiêu hóa, dễ dẫn đến các triệu chứng đầy hơi, chướng bụng và khó chịu ở dạ dày. (2)

  • Các món ăn lên men

Các món ăn lên men như: Dưa cải chua, kim chi, dưa chuột muối, măng ngâm giấm,…có chứa men vi sinh và một số loại enzyme có thể tương tác với thành phần enzyme có trong đu đủ. Sự kết hợp những món ăn này có thể gây khó khăn cho quá trình tiêu hóa, dễ gây rối loạn tiêu hóa.

  • Dưa leo

Theo các chuyên gia, đu đủ và dưa leo là hai loại thực phẩm kiêng kỵ nhau. Trong dưa leo có chứa enzyme catabolic, có khả năng phá hủy cấu trúc và chức năng sinh học của vitamin C. Trong khi đó, đu đủ là rất giàu vitamin C. Do đó, nếu các bạn sử dụng chung hai thực phẩm này thì sẽ có thể làm mất đi nguồn vitamin C quý giá có trong đu đủ.

  • Trái cây họ cam quýt

Cả đu đủ và các loại trái cây họ cam quýt đều có hàm lượng vitamin C. Việc kết hợp những loại trái cây này với nhau sẽ có thể khiến cơ thể bị dư thừa vitamin C. Từ đó, có thể dẫn tới các tác dụng phụ như: Ợ chua, rối loạn tiêu hóa, trào ngược axit, đau đầu, mất ngủ, tiêu chảy và tăng nguy cơ hình thành sỏi thận.

  • Trái cây có chứa nhiều đường

Bản thân đu đủ đã có hàm lượng đường glucose khá cao. Do đó, nó không được khuyến khích sử dụng chung với những loại trái cây ngọt, có chứa nhiều đường khác như: Mít, vải, chôm chôm, xoài, vú sữa,….Bởi việc dung nạp một lượng lớn đường vào cơ thể sẽ có thể gây thừa cân, béo phì, tăng nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch, gan nhiễm mỡ, trầm cảm và suy giảm trí nhớ,… (3)

Trên đây là những thông tin chia sẻ về chủ đề đu đủ có kỵ mật ong không? Hy vọng qua bài viết trên đây, các bạn có thể biết cách sử dụng trái đu đủ đúng cách, giúp hấp thụ tối đa các dưỡng chất và hạn chế những tác dụng không mong muốn.

Thông báo chính thức: Top100vn.vn - Review Top sản phẩm dịch tốt nhất, chúng tôi không bán hàng cũng không cung cấp bất kì dịch vụ tính phí nào.

Mọi lời mời chào mua hàng hay bất kì hành vi nào có phát sinh chi phí cho bạn dưới danh nghĩa Top100vn.vn đều là lừa đảo, Top100vn.vn miễn trừ mọi trách nhiệm. Xin cám ơn!