Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của Top100vn.vn, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "top100vn". (Ví dụ: thịt gà kỵ gì top100vn).
27 lượt xem

Đu đủ nấu với củ dền được không?

Đu đủ là một loại trái cây dân giã có màu vàng cam nổi bật, vị ngọt thơm, lại rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, cho dù tuyệt vời đến đâu thì trái đu đủ cũng có thể gây hại cho sức khỏe nếu sử dụng sai cách. Vậy cần lưu ý những gì khi chế biến và tiêu thụ đu đủ? Đu đủ nấu với củ dền được không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những vấn đề này!

Đu đủ nấu với củ dền được không

ĐU ĐỦ LÀ QUẢ GÌ?

Đu đủ là một loại trái cây nhiệt đới thuộc họ Caricaceae, có nguồn gốc từ khu vực Trung Mỹ. Trái đu đủ có hình trứng, hình cầu hoặc hình thon dài tùy thuộc vào loại hoa thụ phấn. Quả có độ dài từ 20 – 30 cm, với đường kính từ 15 – 20 cm. Lớp vỏ trái đu đủ khá dày, có màu xanh lục khi non và chuyển sang màu vàng khi chín. Phần thịt đu đủ khi chín khá mềm, mọng nước và có vị ngọt thanh.

Phần ruột bên trong có chứa từ 300 – 500 hạt đen to bằng hạt tiêu, bên ngoài hạt có lớp vỏ lụa mọng, có khả năng cản thấm nước.

Quả đu đủ khi chín sẽ có chứa đến 90% thành phần là nước, 13% đường. Cùng với đó là chất xơ, vitamin A, B, C, E, K, kali, canxi, magie, sắt, đồng, kẽm,….Ngoài ra, đu đủ còn có chứa nhiều enzyme papain, giúp hỗ trợ tiêu hóa, làm giảm viêm, giảm đau và thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương.

ĐU ĐỦ NẤU VỚI CỦ DỀN ĐƯỢC KHÔNG?

Theo các chuyên gia, đu đủ kết hợp với củ dền rất thích hợp, không chỉ giúp món ăn thơm ngon, đẹp mắt hơn mà còn bổ sung thêm nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể. Sự kết hợp của củ dền thanh mát cùng với đu đủ ngọt thanh sẽ tạo nên những món canh ngon khó cưỡng, giúp tẩm bổ cho cả nhà trong những ngày mệt mỏi.

Bên cạnh đó, cả đu đủ và củ dền đều có tính mát, vị ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và lợi tiểu. Từ đó, giúp cơ thể mát mẻ, dễ chịu hơn trong những ngày nắng nóng. Hơn nữa, hàm lượng nước cao có trong đu đủ và củ dền cũng có thể giúp bù đắp lại lượng nước bị mất đi do đổ mồ hôi trong ngày hè.

Không chỉ vậy, cả đu đủ và củ dền đều là những thực phẩm có hàm lượng chất xơ dồi dào, có thể giúp kích thích nhu động ruột, hỗ trợ tiêu hóa và trị táo bón hiệu quả.

CÁCH CHẾ BIẾN MÓN CANH ĐU ĐỦ CỦ DỀN HẦM SƯỜN HEO THƠM NGON, THANH MÁT CHO GIA ĐÌNH

Chỉ với vài nguyên liệu đơn giản cùng với một vài phút nấu nướng là các bạn đã có ngay một tô canh đu đủ củ dền hầm sườn heo ngon lành, ngọt thanh. Món canh này rất dễ ăn và phù hợp với tất cả mọi người từ trẻ em đến người lớn.

Các nguyên liệu cần chuẩn bị:

–  Sườn heo: 300 gram

–  Củ dền: 150 gram

–  Cà rốt: 100 gram

–  Đu đủ: 150 gram

–  Hành lá, hành tím

–  Gia vị thông dụng: Muối, đường, hạt nêm, bột ngọt, nước mắm

Cách chế biến:

–  Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu

Sườn heo sau khi mua về các bạn đem chà xát với 1 ít muối, rồi sau đó rửa lại với nước sạch và để ráo nước. Đặt một nồi nước lên bếp và đun sôi. Khi nước sôi thì các bạn cho sườn heo đã rửa sạch vào và chần sơ trong khoảng 5 – 7 phút để loại bỏ chất bẩn và giảm bớt mùi hôi của sườn. Kế tiếp, các bạn rửa lại sườn heo với nước.

Củ dền các bạn đem gọt bỏ vỏ ngoài, rồi rửa với nước và cắt thành từng miếng vừa ăn.

Với đu đủ các bạn gọt bỏ vỏ, bỏ hạt và cắt thành những miếng nhỏ có độ dày khoảng 1 lóng tay. Cà rốt thì các bạn gọt vỏ, rửa sạch và cắt thành từng khúc nhỏ vừa ăn.

Hành lá đem rửa sạch và thái nhỏ. Còn hành tím thì bóc vỏ và băm nhuyễn.

–  Bước 2: Nấu canh

Đặt nồi lên bếp, cho vào một ít dầu ăn, rồi cho hành tím vào phi thơm. Tiếp đó, cho sườn heo cùng với một ít hạt nêm vào, đảo đều cho đến sườn thấm gia vị và săn lại.

Đổ 1 lít nước lọc vào cùng với củ dền, rồi tiến hành đun canh ở lửa nhỏ vừa để cho củ dền chín mềm. Trong lúc nấu, các bạn nên vớt bỏ bọt để nước canh được trong hơn.

Sau đó, tiếp tục cho cà rốt và đu đủ vào và nấu chín các nguyên liệu. Tiếp theo, nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn, rồi tắt bếp.

Vậy là món canh củ dền đu đủ nấu sườn heo đã hoàn thành xong rồi. Các bạn có thể trang trí món canh này với hành lá và ngò rí, rắc lên một ít tiêu xay và thưởng thức.

Món canh này có màu đỏ đẹp mắt, với phần sườn mềm thơm, đu đủ ngọt bùi và củ dền thanh mát, ăn kèm với cơm nóng và nước mắm ớt thì không còn gì bằng.

CHẾ BIẾN ĐU ĐỦ NHƯ THẾ NÀO ĐỂ ĐẢM BẢO AN TOÀN CHO SỨC KHỎE?

Để giữ được tối đa các chất dinh dưỡng có trong đu đủ, đồng thời ngăn ngừa những rủi ro cho sức khỏe, các bạn cần lưu ý một số vấn đề dưới đây khi tiêu thụ loại quả này:

–  Tiêu thụ đu đủ với lượng vừa phải. Các bạn không nên ăn quá nhiều đu đủ trong một lần, chỉ nên tiêu thụ dưới 300 gram đu đủ/ ngày. Bởi đu đủ có hàm lượng beta – carotene khá cao. Nếu các bạn ăn nhiều thực phẩm này thì lượng beta carotene sẽ không được hấp thụ hết và có thể bị tồn đọng ở gan. Từ đó, gây ra hiện tượng vàng da ở lòng bàn tay, bàn chân và cả chóp mũi.

–  Nên lựa chọn trái đu đủ chín tươi, vỏ căng bóng để ăn. Không nên sử dụng các sản phẩm đu đủ đã qua chế biến như: Mứt đu đủ, đu đủ sấy, nước ép đu đủ đóng hộp,…vì chúng thường được cho thêm đường và chất bảo quản. Nếu tiêu thụ nhiều sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.

–  Các bạn nên chọn những quả đu đủ dài, cầm nặng tay, cuống còn nhựa dính. Những quả đu đủ chín tự nhiên thường không chín đều vì sẽ có một mặt tiếp xúc với nhiều ánh sáng mặt trời hơn thì sẽ chín trước, mặt còn lại sẽ chín dần. Do đó, tốt nhất là bạn nên mua những quả chín không đều, có thể xuất hiện một vài chấm đen hoặc vết lõm nhỏ trên bề mặt quả.

–  Trước khi sơ chế đu đủ, các bạn cần rửa sạch chúng dưới vòi nước để loại bỏ bụi bẩn và hóa chất có thể bám lại trên mặt vỏ.

–  Đu đủ có tính hàn, do đó các bạn nên hạn chế việc ăn đu đủ vừa lấy từ trong tủ lạnh ra. Ngoài ra, cũng cần tránh ăn đu đủ kết hợp với những loại đồ uống, thức ăn lạnh. Bởi điều này sẽ làm tăng mức độ lạnh trong cơ thể, dễ dẫn đến lạnh bụng, đau bụng và tiêu chảy.

–  Phụ nữ mang thai nên tránh ăn các món ăn từ đu đủ xanh vì chúng có chứa các thành phần như: Papain, chymopapain và endopeptidases có thể kích thích tử cung co bóp. Từ đó, dễ dẫn đến các nguy cơ sinh non, sảy thai,…

–  Các bạn nên loại bỏ hạt đu đủ trước khi ăn vì chúng có chứa chất độc carpine, có thể gây rối loạn mạch máu và hệ thần kinh.

–  Những người đang bị sỏi thận, vàng da, suy giáp, mắc các bệnh lý tại dạ dày không nên ăn đu đủ để tránh khiến bệnh tình tiến triển nghiêm trọng hơn.

Trên đây là những thông tin chia sẻ về chủ đề đu đủ nấu với củ dền được không? Mọi thắc mắc về vấn đề này, các bạn hãy vui lòng nhấp chuột chọn TẠI ĐÂY hoặc comment cuối bài để được tư vấn và giải đáp sớm nhất.

Thông báo chính thức: Top100vn.vn - Review Top sản phẩm dịch tốt nhất, chúng tôi không bán hàng cũng không cung cấp bất kì dịch vụ tính phí nào.

Mọi lời mời chào mua hàng hay bất kì hành vi nào có phát sinh chi phí cho bạn dưới danh nghĩa Top100vn.vn đều là lừa đảo, Top100vn.vn miễn trừ mọi trách nhiệm. Xin cám ơn!