Đu đủ là một loại trái cây có màu sắc rực rỡ, vị ngọt thanh và giá trị dinh dưỡng cao. Ngoài việc ăn trực tiếp, mọi người còn chế biến và kết hợp đu đủ cùng với nhiều loại thực phẩm khác nhau để tạo ra những món ăn hấp dẫn, lạ miệng. Vậy đu đủ nấu với cua được không? Có gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe hay không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp vấn đề này!
TRÁI ĐU ĐỦ CÓ CHỨA NHỮNG DƯỠNG CHẤT GÌ?
Đu đủ là loại cây ăn quả nhiệt đới, được trồng phổ biến rộng rãi ở nhiều nơi. Quả đu đủ có hình dạng giống như quả lê, dài khoảng từ 20 – 30 cm, với đường kính từ 15 – 20 cm. Lớp vỏ đu đủ khá dày, có màu xanh khi non và khi chín thì sẽ chuyển sang màu vàng. Thịt quả mềm, mọng nước và có vị ngọt thanh, bên trong có chứa nhiều hạt nhỏ màu đen hay nâu tùy từng loại.
Đu đủ xanh thường được sử dụng như là một loại rau để làm nộm và các món hầm. Còn đu đủ chín thì thường được dùng làm trái cây tráng miệng sau mỗi bữa ăn.
Đu đủ là một thứ quả không thể thiếu trong mâm ngũ quả ngày Tết của người dân Nam bộ Việt Nam. Theo quan niệm của người miền Nam, trái đu đủ tượng trưng cho sự đủ đầy, sung túc và thịnh vượng.
Không chỉ là một loại quả có vị ngọt hấp dẫn, trái đu đủ còn có chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Cụ thể, trong đu đủ chín có chứa đến 70% thành phần là nước. Còn 30% thành phần còn lại là đường, carbohydrate, chất xơ, vitamin A, B, C, E, K, kali, magie, canxi, sắt, đồng, kẽm,…Đặc biệt, loại quả này cũng có chứa alpha và beta – carotene, lutein và zeaxanthin và lycopene. Đây là những chất chống oxy hóa mạnh, giúp ngăn ngừa nhiều bệnh tật nguy hiểm như: Bệnh tim mạch, ung thư và viêm khớp,…
TRÁI ĐU ĐỦ KHÔNG CHỈ NGON MÀ CÒN CÓ 5 LỢI ÍCH TUYỆT VỜI CHO SỨC KHỎE
Trái đu đủ không chỉ có hương vị ngon ngọt, thanh mát mà còn siêu bổ dưỡng. Các bạn bổ sung đu đủ chín vào chế độ ăn vì những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe sau:
- Hỗ trợ chức năng tiêu hóa
Đu đủ có hàm lượng nước và chất xơ cao, cả hai đều giúp kích thích nhu động ruột, tăng cường chức năng tiêu hóa và làm giảm các tình trạng đầy hơi, khó tiêu, ợ nóng,….
Ngoài ra, trong trái đu đủ còn có chứa enzyme papain, có khả năng phân giải các protein lớn thành các peptide và axit amin nhỏ. Từ đó, giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa và hấp thụ protein diễn ra dễ dàng hơn. Do đó, đu đủ thường được sử dụng như là một chất làm mềm thịt, giúp thịt nhanh nhừ, tiết kiệm thời gian và công sức nấu nướng.
- Tăng cường sức khỏe của mắt
Trong 100g đu đủ chín có chứa đến 2100 mcg beta – carotene. Đây là tiền chất của vitamin A, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì các tế bào cảm giác ánh sáng ở mắt. Từ đó, hỗ trợ điều tiết mắt và giúp mắt nhìn thấy được trong điều kiện thiếu ánh sáng.
Ngoài ra, hai chất chống oxy hóa Lutein và zeaxanthin có trong đu đủ chín có tác dụng bảo vệ võng mạc khỏi tác động từ ánh nắng mặt trời và ánh sáng xanh. Từ đó, ngăn ngừa chứng thoái hóa điểm vàng và các bệnh lý về mắt liên quan đến tuổi tác khác.
- Tốt cho hệ xương khớp
Khi ăn đu đủ, cơ thể bạn sẽ được bổ sung một lượng lớn vitamin K. Đây là một loại vitamin quan trọng, giúp tăng cường khả năng hấp thụ canxi và làm giảm bài tiết canxi qua nước tiểu. Và khi cơ thể có đủ canxi thì hệ xương khớp sẽ chắc khỏe hơn, làm giảm nguy cơ bị loãng xương, gãy xương.
- Giữ cho trái tim luôn khỏe mạnh
Đu đủ có chứa nhiều chất xơ, có thể giúp làm giảm mức cholesterol xấu (LDL) và chất béo trung tính trong máu. Từ đó, hạn chế sự hình thành mảng bám dọc theo thành động mạch, ngăn ngừa nguy cơ phát triển bệnh mạch vành, xơ vữa động mạch và nhồi máu cơ tim.
Bên cạnh đó, hàm lượng Kali cao trong trái đu đủ có thể giúp làm thư giãn các mạch máu, thúc đẩy lưu lượng máu đến tim và duy trì nhịp tim ổn định, đều đặn.
- Tốt cho da và tóc
Đu đủ là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào, giúp kích thích sản xuất collagen, cải thiện độ đàn hồi và săn chắc của làn da. Đồng thời, làm chậm quá trình lão hóa da, hạn chế sự xuất hiện của nếp nhăn và vết chân chim trên khuôn mặt.
Bên cạnh đó, việc tiêu thụ đu đủ chín cũng rất tốt cho tóc vì nó có chứa nhiều vitamin A. Đây là dưỡng chất quan trọng, giúp kích thích các tuyến tiết ra bã nhờn để dưỡng ẩm da đầu. Khi da đầu được dưỡng ẩm đầy đủ thì tóc sẽ chắc khỏe hơn, không bị chẻ ngon, khô hoặc gãy.
ĐU ĐỦ NẤU VỚI CUA ĐƯỢC KHÔNG?
Đu đủ là một loại trái cây thơm ngon, bổ dưỡng, có thể dễ dàng kết hợp với nhiều loại thực phẩm khác nhau để tạo ra những món ăn ngon, hấp dẫn. Vậy đu đủ nấu với cua được không?
Thông thường, mọi người thường có thói quen ăn hoa quả tráng miệng sau các bữa ăn chính. Tuy nhiên, các bạn không nên áp dụng điều này ngay sau khi vừa ăn cua.
Bởi trong những loại hải sản có vỏ giáp xác như: Cua, tôm, ngao, sò, ốc,…thường có chứa một lượng asen pentavenlent. Chất này ở trạng thái bình thường không gây nguy hiểm gì cho sức khỏe. Tuy nhiên, khi nó kết hợp với thành phần vitamin C có nhiều trong trái đu đủ thì sẽ có thể gây ra phản ứng hóa học, làm sản sinh chất asen trioxide. Đây là một chất độc hại, có thể làm tê liệt các mạch máu nhỏ của tim gan, thận, ruột và biểu mô, gây xuất huyết tai, mũi, mắt và miệng.
Do đó, các bạn cần hết sức cẩn trọng khi kết hợp các loại trái cây giàu vitamin C như đu đủ cùng với cua.
ĐỪNG BAO GIỜ KẾT HỢP ĐU ĐỦ VỚI NHỮNG THỰC PHẨM NÀY!
Với hương vị ngọt, thanh mát, đu đủ là một nguyên liệu thường được dùng để chế biến các món sinh tố, món tráng miệng hấp dẫn cho ngày hè. Tuy nhiên, trái đu đủ cũng có những đại kỵ khi kết hợp với một số loại thực phẩm khác. Cụ thể như sau:
- Sữa
Mặc dù khi sử dụng tách riêng, sữa và đu đủ đều là những thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu các bạn pha nước ép đu đủ vào trong sữa bò thì sẽ có thể gây tác dụng ngược. Thành phần vitamin C trong đu đủ có thể làm đông đặc, kết tủa lượng protein casein có trong sữa. Từ đó, gây khó khăn cho quá trình tiêu hóa thức ăn, dễ gây đầy hơi, chướng bụng và khó tiêu.
- Nước đá và thức ăn lạnh
Theo Đông y, trái đu đủ có vị ngọt, tính mát. Nếu các bạn ăn đu đủ chung với các loại nước đá và thức ăn lạnh như: Kem, sữa chua dẻo,…thì sẽ khiến cho cơ thể càng bị lạnh hơn, từ đó, làm giảm nhiệt độ trong dạ dày, dễ gây lạnh bụng, đau bụng và tiêu chảy.
Do đó, các bạn không nên ăn đồ lạnh hay uống nước đá lạnh ngay trước và sau khi ăn đu đủ.
- Gan động vật
Đu đủ là một nguồn thực phẩm giàu vitamin C. Loại vitamin này sẽ dễ bị oxy hóa và mất chức năng sinh học khi gặp phải các ion kim loại, đặc biệt là đồng. Trong khi đó, một số loại gan động vật như: Gan heo, gan bò, gan gà,….lại có chứa hàm lượng đồng khá cao. Do đó, nếu các bạn ăn đu đủ ngay trước hoặc sau khi tiêu thụ các món ăn từ gan thì sẽ có thể làm phân hủy hàm lượng vitamin C có trong đu đủ. Từ đó, làm hao hụt giá trị dinh dưỡng của loại trái cây này.
Trên đây là những thông tin chia sẻ về chủ đề đu đủ nấu với cua được không? Mọi thắc mắc về vấn đề này, các bạn hãy vui lòng nhấp chuột chọn TẠI ĐÂY hoặc comment cuối bài để được tư vấn và giải đáp sớm nhất.
Thông báo chính thức: Top100vn.vn - Review Top sản phẩm dịch tốt nhất, chúng tôi không bán hàng cũng không cung cấp bất kì dịch vụ tính phí nào.
Mọi lời mời chào mua hàng hay bất kì hành vi nào có phát sinh chi phí cho bạn dưới danh nghĩa Top100vn.vn đều là lừa đảo, Top100vn.vn miễn trừ mọi trách nhiệm. Xin cám ơn!