Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của Top100vn.vn, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "top100vn". (Ví dụ: thịt gà kỵ gì top100vn).
32 lượt xem

Hạt măng cụt có độc không?

Măng cụt là một loại quả được nhiều người yêu thích bởi hương vị chua ngọt, thanh mát. Tuy nhiên, hạt của loại quả này có bề mặt trơn láng, nên nhiều người sẽ dễ bị nuốt phải. Vậy hạt măng cụt có ăn được không? Hạt măng cụt có độc không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những vấn đề này!

Hạt măng cụt có độc không

ĐẶC ĐIỂM CỦA QUẢ MĂNG CỤT

Măng cụt là một loại cây ăn quả thuộc họ Bứa, cao từ 7 đến 25m, được trồng phổ biến tại khu vực Đông Nam Á. Trái măng cụt có hình tròn, vỏ cứng, khi còn non thì có màu xanh nhạt, sau đó sẽ dần chuyển sang màu tím nhạt, tím đỏ như màu rượu vang.  Phần ruột bên trong có màu trắng ngà, mọng nước, được chia thành nhiều múi có vị chua ngọt thanh thanh và mùi thơm hấp dẫn.

Ngoài việc ăn trực tiếp, măng cụt còn được sử dụng để làm các món tráng miệng, đồ uống và các món ăn khác như: Kem măng cụt, trà măng cụt, sinh tố măng cụt, gỏi măng cụt tôm thịt,…

Không chỉ là một thứ quả ngon miệng, măng cụt còn có giá trị dinh dưỡng cao. Măng cụt có hàm lượng calo khá thấp, nhưng lại rất giàu chất xơ, carbs, vitamin A, B, C, E, mangan, kali, magie, sắt, đồng,…Đặc biệt, phần vỏ măng cụt có chứa nhiều hợp chất thực vật có lợi cho cơ thể như: Xanthones, axit tannic, mangostin,…Những chất này có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, cải thiện sức khỏe tim mạch và ngăn ngừa các bệnh ung thư.

ĂN MĂNG CỤT CÓ TỐT KHÔNG?

Nếu bạn ăn măng cụt đúng cách với lượng vừa phải thì sẽ có thể nhận được một số lợi ích cho sức khỏe như:

  • Làm giảm nguy cơ bị xơ vữa động mạch

Theo các nghiên cứu đã chỉ ra, hợp chất xanthones trong măng cụt có thể giúp làm giảm các yếu tố nguy cơ gây bệnh tim như: Cholesterol xấu (LDL) và chất béo trung tính, đồng thời làm tăng mức cholesterol tốt (HDL). Từ đó, giúp làm giảm nguy cơ hình thành mảng bám trong thành động mạch, ngăn ngừa các bệnh mạch vành, xơ vữa động mạch và nhồi máu cơ tim.

  • Giúp hệ xương chắc khỏe hơn

Việc ăn măng cụt có thể giúp củng cố sức khỏe của hệ xương khớp nhờ hàm lượng canxi, magie và photpho bên trong nó. 

  • Cung cấp và tăng cường năng lượng

Quả măng cụt có chứa đồng thời cả protein và chất bột đường. Đây đều là những dưỡng chất giúp cung cấp nguồn năng lượng thiết yếu cho cơ thể để duy trì các hoạt động hàng ngày. Bên cạnh đó, lượng đường tự nhiên trong trái măng cụt là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng cho não bộ, giúp tăng cường sự tỉnh táo và tập trung. 

  • Cải thiện sức khỏe của hệ tiêu hóa

Hàm lượng chất xơ trong trái măng cụt có thể giúp tăng cường sức khỏe của hệ tiêu hóa, kích thích nhu động ruột và ngăn ngừa tình trạng đầy bụng, khó tiêu, táo bón. Bên cạnh đó, loại trái cây này còn có chứa hợp chất xanthones có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm, giúp ngăn ngừa các bệnh lý nhiễm trùng đường tiêu hóa.

  • Hỗ trợ chống nhiễm trùng

Măng cụt là một loại trái cây dồi dào vitamin C. Loại vitamin này có tác dụng kích thích cơ thể tăng sản sinh các tế bào bạch cầu. Từ đó, giúp củng cố hệ miễn dịch, tăng cường khả năng chống nhiễm trùng của cơ thể. 

  • Duy trì làn da khỏe mạnh

Các thành phần mangan cùng vitamin C có trong măng cụt có thể giúp thúc đẩy quá trình sản sinh collagen. Bên cạnh đó, vitamin C còn có khả năng chống oxy hóa, giúp bảo vệ các tế bào da khỏi những tổn thương gây ra bởi các gốc tự do. Do đó, việc ăn một vài quả măng cụt có thể giúp nuôi dưỡng làn da luôn khỏe mạnh, mịn màng và tươi trẻ.

  • Làm đẹp tóc

Khoáng chất đồng có trong trái măng cụt có thể giúp cải thiện tình trạng rụng tóc, đồng thời giữ mái tóc đen và ngăn ngừa tình trạng tóc bạc sớm. Không chỉ thế, trái măng cụt còn có chứa vitamin C, giúp thúc đẩy quá trình sản sinh collagen. Đây là một dưỡng chất quan trọng, giúp nuôi dưỡng mái tóc chắc khỏe và suôn mượt. 

HẠT MĂNG CỤT CÓ ĐỘC KHÔNG?

Phần ruột măng cụt được chia thành các múi to nhỏ khác nhau. Trung bình mỗi quả sẽ có chứa khoảng từ 4 – 8 múi. Trong đó, một số múi thì có chứa hạt, một số múi thì không. Hạt măng cụt thường ở dạng lép, khá mềm nên rất dễ nhai. Khi nhai cả hạt, các bạn sẽ không thấy có vị đắng, không làm mất đi hương vị ngọt thanh tự nhiên của phần thịt quả màu trắng. 

Hiện nay, thì vẫn chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh được trong hạt măng cụt có chứa chất độc hại. Nếu các bạn nhai kỹ hạt măng cụt khi ăn thì sẽ có thể không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Thông thường, nhu động ruột sẽ co bóp và đẩy hạt ra ngoài trong quá trình đi đại tiện. Tuy nhiên, nếu các bạn lỡ nuốt phải hạt măng cụt có kích thước to thì hệ tiêu hóa sẽ không thể đào thải được hạt ra ngoài. Hạt có thể nằm lại trong dạ dày, gây tắc nghẽn đường ruột hoặc gây viêm nhiễm bề mặt mà nó tiếp xúc. 

Đặc biệt, đối với trẻ nhỏ nếu không may nuốt phải hạt măng cụt thì sẽ có thể gây tắc nghẽn đường thở, khiến trẻ bị khó thở, thậm chí suy hô hấp, ngừng tim. Do đó, tốt nhất là cha mẹ cần phải nhặt kỹ hạt măng cụt ra ngoài trước khi cho trẻ ăn để đảm bảo an toàn. 

KINH NGHIỆM CHỌN TRÁI MĂNG CỤT ÍT HẠT

Nếu các bạn ngại nhả hạt khi ăn măng cụt thì nên lựa chọn những quả chứa ít hạt. Dấu hiệu để nhận biết những quả măng cụt ít hạt đó chính là có nhiều múi. Bạn có thể đếm số lượng cánh hoa ở đáy quả măng cụt, có bao nhiêu cánh thì quả măng cụt đó có bấy nhiêu múi. 

Tốt nhất là nên chọn những quả măng cụt có kích cỡ nhỏ vừa, không nên chọn quả có kích thước quá to vì chúng thường sẽ có ít múi, hạt lớn và có nhiều hạt hơn so với những trái nhỏ. Thường những trái măng cụt nhỏ thì sẽ có ít hạt và ngon ngọt hơn. 

NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI MĂNG CỤT

Dưới đây là một số lưu ý khi ăn măng cụt giúp phát huy các lợi ích, đồng thời hạn chế những tác dụng phụ không mong muốn:

–  Măng cụt mặc dù tốt cho sức khỏe và có hương vị ngọt thanh nhưng mỗi tuần, các bạn chỉ nên ăn từ 2 – 3 lần. Mỗi lần chỉ nên ăn khoảng 30 gram (khoảng 2 – 3 quả). Không nên măng cụt quá nhiều và liên tục vì sẽ có thể gây tăng cân, nổi mụn hoặc dẫn tới những tác dụng phụ như: Dị ứng, gây cản trở quá trình đông máu, nhiễm axit lactic,…

–  Không nên ăn măng cụt khi bụng đói vì loại quả có chứa hàm lượng axit cao, có thể gây cồn ruột, đau dạ dày. Tốt nhất là các bạn chỉ nên ăn măng cụt khi đã có sẵn một lượng thức ăn trong bụng.

–  Nên ưu tiên lựa chọn ăn măng cụt tươi thay vì các sản phẩm măng cụt chế biến sẵn như: Mứt măng cụt, măng cụt sấy khô,…Bởi vì chúng thường có chứa nhiều đường và chất bảo quản, không tốt cho sức khỏe.

–  Những người đang chuẩn bị phẫu thuật, bị rối loạn đông máu, có cơ địa dễ bị dị ứng hay mắc bệnh ung thư không nên ăn măng cụt để đảm bảo sức khỏe. 

Trên đây là những thông tin chia sẻ về chủ đề hạt măng cụt có độc không. Mọi thắc mắc về vấn đề này, các bạn hãy vui lòng nhấp chuột chọn TẠI ĐÂY hoặc comment cuối bài để được tư vấn và giải đáp sớm nhất.

Thông báo chính thức: Top100vn.vn - Review Top sản phẩm dịch tốt nhất, chúng tôi không bán hàng cũng không cung cấp bất kì dịch vụ tính phí nào.

Mọi lời mời chào mua hàng hay bất kì hành vi nào có phát sinh chi phí cho bạn dưới danh nghĩa Top100vn.vn đều là lừa đảo, Top100vn.vn miễn trừ mọi trách nhiệm. Xin cám ơn!