Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của Top100vn.vn, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "top100vn". (Ví dụ: thịt gà kỵ gì top100vn).
49 lượt xem

Hột vịt lộn có kỵ với sầu riêng không?

Hột vịt lộn từ lâu đã được biết đến là một món ăn bổ dưỡng, tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu các bạn sử dụng sai cách, kết hợp cùng với những loại thực phẩm kiêng kỵ thì hột vịt lộn sẽ có thể biến thành “thuốc độc” gây hại cho cơ thể. Vậy cụ thể hột vịt lộn kỵ với món gì? Hột vịt lộn có kỵ với sầu riêng không? Dưới đây là những thông tin chia sẻ về vấn đề này!

Hột vịt lộn có kỵ với sầu riêng không

HỘT VỊT LỘN CÓ TÁC DỤNG GÌ ĐỐI VỚI SỨC KHỎE?

Hột vịt lộn (hay còn gọi là trứng vịt lộn) là một món ăn được chế biến từ quả trứng vịt khi phôi đã phát triển thành hình con non. Tại Việt Nam, hột vịt lộn thường được ăn cùng với rau răm, gừng thái lát và một chút muối tiêu vắt thêm chanh. Ngoài việc ăn hột vịt lộn luộc thì các bạn có thể chế biến loại thực phẩm này thành nhiều món ăn thơm ngon, hấp dẫn như: Hột vịt lộn hầm ngải cứu, hột vịt lộn chiên giòn, hột vịt lộn xào me, hột vịt lộn om bầu và hột vịt lộn nướng muối ớt,…

Theo Đông y, hột vịt lộn có tác dụng dưỡng huyết, bổ âm, ích trí, giúp cơ thể mau tăng trưởng. Còn theo các nghiên cứu hiện đại thì trứng vịt lộn được xem như là một kho báu chất dinh dưỡng. Bởi trong chúng có chứa nhiều dưỡng chất quan trọng như: Protein, vitamin A, B, D, canxi, sắt, đồng, photpho, kali, kẽm, selen,…, giúp bổ sung năng lượng và tăng cường sức khỏe.

Cụ thể, những lợi ích sức khỏe mà các bạn có thể nhận được khi ăn trứng vịt lộn là:

  • Bổ sung năng lượng cho cơ thể

Trứng vịt lộn có chứa nhiều calo, protein và chất béo, sẽ giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể. Món ăn này đặc biệt hữu ích với những người cần bổ sung sức lực sau khi làm việc nặng nhọc hay vận động với cường độ cao.

  • Tăng sức đề kháng của cơ thể

Trong trứng vịt lộn có chứa nhiều protein và kẽm – đây là hai dưỡng chất có lợi cho hệ miễn dịch. Protein sẽ giúp hình thành các kháng thể (hay còn gọi là globulin miễn dịch), giúp chống lại sự xâm nhập của các tác nhân gây hại cho cơ thể. Còn kẽm thì sẽ kích thích sự tăng trưởng của các tế bào lympho B và T, giúp củng cố hệ miễn dịch, ngăn ngừa các bệnh lý nhiễm trùng.

  • Tốt cho mắt

Trứng vịt lộn rất giàu vitamin A, giúp điều tiết mắt và hỗ trợ mắt nhìn được trong điều kiện thiếu ánh sáng. Ngoài ra, việc bổ sung đầy đủ vitamin A sẽ giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể và các vấn đề về mắt khác liên quan đến tuổi tác.

  • Bổ máu

Hàm lượng chất sắt dồi dào trong trứng vịt lộn sẽ giúp tăng cường sản xuất các tế bào hồng cầu khỏe mạnh, ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị tình trạng thiếu máu. Ngoài ra, sắt còn giúp hỗ trợ vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng đến các cơ quan trong cơ thể, trong đó có não bộ. Từ đó, giúp tăng cường chức năng nhận thức, cải thiện khả năng học tập và ghi nhớ.

HỘT VỊT LỘN CÓ KỴ VỚI SẦU RIÊNG KHÔNG?

Khi sử dụng trứng vịt lộn, các bạn cần phải tìm hiểu kỹ món trứng này kiêng kỵ với gì để tránh kết hợp các loại thực phẩm sai cách, vô tình gây hại cho sức khỏe. Vậy hột vịt lộn có kỵ với sầu riêng không?

Theo các chuyên gia, các bạn không nên tiêu thụ hột vịt lộn và sầu riêng cùng một lúc. Bởi trứng vịt lộn có tính hàn, trong khi sầu riêng có tính nóng, nếu ăn chung thì sẽ có thể gây ra tình trạng xung khắc nhiệt trong cơ thể, dẫn đến các triệu chứng đau bụng, khó tiêu và tiêu chảy.

HỘT VỊT LỘN KỴ VỚI GÌ? 5 MÓN KHÔNG NÊN KẾT HỢP CÙNG

Bên cạnh sầu riêng, dưới đây là 5 loại thực phẩm không nên dùng chung với hột vịt lộn mà các bạn cần lưu ý:

  • Sữa

Theo các chuyên gia, sữa bò có hàm lượng enzyme lactose cao, còn trứng thì lại chứa nhiều protein. Cả hai dưỡng chất này đều mất nhiều thời gian để tiêu hóa. Do đó, nếu các bạn vừa ăn trứng vịt lộn vừa uống sữa thì sẽ có thể gây khó tiêu, đầy hơi.

  • Óc heo

Cả óc heo và trứng vịt lộn đều có hàm lượng protein và cholesterol cao. Do đó, nếu các bạn tiêu thụ hai món ăn này cùng một lúc thì sẽ có thể gây ra tình trạng dư thừa chất béo và làm tăng lượng cholesterol xấu (LDL) trong máu. Từ đó, có thể dẫn đến các vấn đề về tim mạch như: Xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim và nghiêm trọng hơn là đột quỵ.

  • Thịt thỏ, thịt ngỗng

Theo Đông y, cả thịt thỏ, thịt ngỗng và hột vịt lộn đều là những thực phẩm mang tính hàn. Việc dung nạp nhiều thực phẩm có tính hàn cùng một lúc có thể làm giảm nhiệt trong dạ dày, từ đó dẫn đến các triệu chứng lạnh bụng, đau bụng và tiêu chảy.

  • Trà xanh

Nhiều người thường có thói quen uống trà xanh sau khi ăn trứng vịt lộn để khử mùi tanh trong miệng và hỗ trợ quá trình tiêu hóa. Tuy nhiên, thói quen này có thể gây hại cho cơ thể.

Trong trà xanh có chứa nhiều axit tannic, khi kết hợp với thành phần protein trong trứng vịt lộn thì sẽ có thể làm chậm hoạt động của ruột, kéo dài thời gian lưu trữ phân trong ruột. Từ đó, gây ra tình trạng đầy hơi, khó tiêu và táo bón.

  • Sữa đậu nành

Trong sữa đậu nành có chứa chất trypsin, có thể gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thụ thành phần protein trong trứng vịt lộn. Do đó, để hấp thụ tối ưu các chất dinh dưỡng có trong trứng vịt lộn, các bạn không nên sử dụng loại thực phẩm này chung với sữa đậu nành.

MỘT SỐ LƯU Ý KHÁC KHI ĂN TRỨNG VỊT LỘN

Dưới đây là một số lưu ý khi ăn trứng vịt lộn giúp các bạn có thể hấp thụ tối đa các chất dinh dưỡng có trong loại thực phẩm này, đồng thời ngăn ngừa những rủi ro cho sức khỏe:

– Trứng vịt lộn có hàm lượng protein cao nên sẽ mất nhiều thời gian để tiêu hóa và hấp thụ. Do đó, các bạn không nên ăn món trứng này vào buổi tối, đặc biệt là sau 20h vì sẽ có thể gây đầy bụng, khó tiêu, ảnh hưởng đến giấc ngủ. (1)

– Không nên ăn trứng vịt lộn quá nhiều và liên tục. Bởi món trứng này có chứa đến 182 calo, việc tiêu thụ nhiều trứng vịt lộn có thể gây ra tình trạng dư thừa calo, tích tụ mỡ thừa và khiến cơ thể tăng cân nhanh chóng. Đối với người khỏe mạnh thì chỉ nên ăn hai quả trứng vịt lộn/ tuần. Còn với người già, người bị béo phì thì nên hạn chế ăn trứng vịt lộn để đảm bảo sức khỏe.

– Chỉ ăn trứng vịt lộn đã được sơ chế sạch sẽ và luộc chín kỹ ở nhiệt độ cao. Bởi trong trứng vịt lộn sống, nấu tái sẽ có chứa nhiều vi khuẩn, ký sinh trùng có hại, gây nguy hiểm cho sức khỏe.

– Trứng vịt lộn có tính hàn, nên được dùng kèm cùng với rau răm và gừng có tính nóng, ấm để hạn chế các tình trạng lạnh bụng, đầy hơi. Lượng gia vị cho một lần ăn 2 quả trứng vịt lộn đó là 5 gram rau răm tươi và 5 gram gừng tươi.

– Khi chọn mua trứng vịt lộn, các bạn nên chọn những quả vừa phải, có phần vỏ hơi thô ráp, cầm nặng tay, khi lắc nhẹ không nghe thấy tiếng. Khi cho trứng vào nước thì trứng nổi lên.

Top 100 Việt Nam hy vọng qua bài viết trên đây, các bạn đã biết được hột vịt lộn có kỵ với sầu riêng không? Mọi thắc mắc về vấn đề này, các bạn hãy vui lòng nhấp bình luận góp ý dưới cuối bài viết

Thông báo chính thức: Top100vn.vn - Review Top sản phẩm dịch tốt nhất, chúng tôi không bán hàng cũng không cung cấp bất kì dịch vụ tính phí nào.

Mọi lời mời chào mua hàng hay bất kì hành vi nào có phát sinh chi phí cho bạn dưới danh nghĩa Top100vn.vn đều là lừa đảo, Top100vn.vn miễn trừ mọi trách nhiệm. Xin cám ơn!