Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của Top100vn.vn, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "top100vn". (Ví dụ: thịt gà kỵ gì top100vn).
90 lượt xem

Hột vịt lộn kỵ với rau gì?

Hột vịt lộn là một món ăn nhẹ phổ biến của người Việt. Loại thực phẩm này rất giàu đạm, vitamin, khoáng chất và đa dạng trong cách chế biến. Song, có một số loại nguyên liệu tuyệt đối không được dùng chung với trứng vịt lộn vì sẽ có thể làm giảm giá trị dinh dưỡng, thậm chí gây ra các vấn đề tiêu hóa. Vậy hột vịt lộn kỵ với rau gì? Câu trả lời sẽ được bật mí ở bài viết dưới đây!

Hột vịt lộn kỵ với rau gì

HỘT VỊT LỘN LÀ GÌ?

Hột vịt lộn chính là quá trứng vịt được ấp dở, khi phôi đã phát triển thành hình nhưng vẫn chưa đủ tháng, đủ ngày để nở. Đây là một món ăn nhẹ bình dân thường được bày bán ở các hàng rong hoặc hàng ăn nhỏ.

Hột vịt lộn thường được ăn kèm cùng với rau răm và gừng thái chỉ để mang lại sự cân bằng cho cơ thể. Bởi rau răm và gừng có vị cay nồng, tính ấm, khi ăn cùng với trứng vịt lộn sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng lạnh bụng và đầy hơi.

Ngoài cách luộc hột vịt lộn thì các bạn có thể chế biến được rất nhiều món ăn ngon hấp dẫn từ loại nguyên liệu này. Chẳng hạn như: Hột vịt lộn xào sa tế, hột vịt lộn chiên giòn, hột vịt lộn chiên mắm, hột vịt lộn om bầu, cháo hột vịt lộn,….

ĂN HỘT VỊT LỘN CÓ TÁC DỤNG GÌ CHO SỨC KHỎE?

Theo y học cổ truyền, hột vịt lộn có tác dụng dưỡng huyết, tu âm, ích trí, giúp cơ thể mau tăng trưởng, trị thiếu máu, suy nhược, còi cọc, đau đầu,…Còn theo các nghiên cứu hiện đại thì trứng vịt lộn tuy nhỏ bé và có giá thành rẻ nhưng lại cung cấp nhiều chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể như: Protein, vitamin A, B, D, canxi, photpho, sắt, đồng, selen, kẽm, Iot, magie,….

Dưới đây là những lợi ích sức khỏe mà các bạn có thể nhận được khi ăn hột vịt lộn:

  • Bổ sung năng lượng cho cơ thể

Trong trứng vịt lộn có chứa nhiều protein và chất béo. Đây là nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể cũng như não bộ hoạt động. Do đó, trứng vịt lộn là sự lựa chọn rất tốt cho những người phải làm việc nặng nhọc hay hoạt động thể chất với cường độ cao.

  • Tốt cho não bộ

Thành phần choline trong trứng vịt lộn có thể giúp hỗ trợ dẫn truyền các tín hiệu thần kinh, cải thiện chức năng nhận thức của não bộ và tăng cường trí nhớ. Một số nghiên cứu đã cho thấy việc bổ sung đầy đủ choline có thể giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh thoái hóa thần kinh như: Alzheimer, Parkinson,…ở người cao tuổi.

  • Hỗ trợ cấu trúc xương chắc khỏe

Trong trứng vịt lộn có chứa nhiều canxi, photpho và vitamin D – những dưỡng chất cần thiết để xây dựng hệ xương khớp chắc khỏe, ngăn ngừa bệnh loãng xương và làm giảm tình trạng đau nhức, khó khăn khi vận động.

  • Tốt cho mắt

Nhờ sở hữu hàm lượng vitamin A dồi dào, việc ăn trứng vịt lộn có thể giúp điều tiết mắt và tăng khả năng nhìn trong điều kiện thiếu ánh sáng. Ngoài ra, vitamin A còn có đặc tính chống oxy hóa, giúp bảo vệ mắt, tăng cường sức khỏe ở niêm mạc và giác mạc mắt.

  • Kiểm soát mức đường huyết

Trứng vịt lộn rất giàu protein, cung cấp đầy đủ 9 loại axit amin thiết yếu mà cơ thể không tự tổng hợp được. Các axit amin có trong trứng vịt lộn sẽ hỗ trợ quá trình hình thành và cân bằng insulin – một loại hormone được tiết ra từ tuyến tụy giúp điều hòa đường huyết. Việc bổ sung đầy đủ các axit amin sẽ giúp tế bào chuyển hóa glucose thành năng lượng, từ đó góp phần ổn định mức đường huyết, làm chậm mức độ tiến triển của tình trạng kháng insulin – nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường.

HỘT VỊT LỘN KỴ VỚI RAU GÌ?

Theo các chuyên gia, việc kết hợp các loại thực phẩm sai cách có thể làm giảm giá trị dinh dưỡng, đồng thời gây ra các vấn đề tiêu hóa như: Khó tiêu, đầy bụng, tiêu chảy,….Vậy hột vịt lộn kỵ với rau gì?

Dưới đây là một số loại rau không nên kết hợp cùng với trứng vịt lộn:

  • Khoai tây

Trong khoai tây có chứa một số khoáng chất có thể gây cản trở quá trình hấp thụ sắt và canxi trong trứng vịt lộn. Do đó, việc kết hợp khoai tây và trứng vịt lộn trong cùng một bữa ăn là vô cùng sai lầm. Điều này có thể gây ra các tình trạng khó tiêu, đầy hơi.

  • Rau muống

Trong rau muống có chứa nhiều axit tannic, khi kết hợp với thành phần protein và canxi có trong trứng vịt lộn thì sẽ tạo thành các phần tử không tan và khó phân hủy trong dạ dày. Từ đó, gây cản trở quá trình tiêu hóa thức ăn, dễ dẫn đến các tình trạng đầy hơi, khó tiêu và táo bón, thậm chí làm tắc nghẽn đường ruột.

Ngoài rau muống thì các bạn cũng cần lưu ý không nên kết hợp trứng vịt lộn cùng với các loại thực phẩm, đồ uống có chứa axit tannic khác như: Trà xanh, cà phê, cà chua, ổi, lựu, hồng, sơn trà,…

  • Các loại rau có tính hàn

Theo Đông y, hột vịt lộn là một món ăn có tính hàn. Nếu như các bạn kết hợp nó cùng với các loại rau có tính hàn như: Rau má, rau diếp cá, rau dền, rau mồng tơi, rau ngót, bí đao, khổ qua,…thì sẽ có thể làm giảm nhiệt trong cơ thể và dạ dày. Từ đó, dễ dẫn đến các tình trạng lạnh bụng, đầy hơi, đau bụng và đi ngoài phân lỏng.

  • Những loại rau có hàm lượng vitamin C cao

Trứng vịt lộn có hàm lượng protein rất cao và cực tốt cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, nếu các bạn kết hợp nó cùng với những loại rau giàu vitamin C như: Ớt chuông, bông cải xanh, cải xoăn, bắp cải tím,…thì lại gây hại cho cơ thể. Nguyên nhân là do thành phần protein có trong hột vịt lộn khi gặp vitamin C thì sẽ tạo ra hiện tượng kết tủa. Từ đó, cơ thể không thể hấp thụ được và gây ra các triệu chứng như: Đau bụng, tiêu chảy và nôn mửa,…

Do đó, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo mọi người nên sử dụng tách riêng hột vịt lộn và các loại rau giàu vitamin C cách nhau ít nhất 2 tiếng để đảm bảo an toàn.

NHỮNG LƯU Ý KHI ĂN HỘT VỊT LỘN ĐỂ KHÔNG HẠI SỨC KHỎE

Bên cạnh việc quan tâm đến việc kết hợp những loại thực phẩm đúng cách thì các bạn cũng cần lưu ý một số điều dưới đây khi ăn hột vịt lộn để tối ưu hóa giá trị dinh dưỡng của chúng, đồng thời ngăn ngừa những rủi ro cho sức khỏe:

– Trứng vịt lộn có hàm lượng đạm và cholesterol cao. Do đó, các bạn không nên món trứng này quá nhiều và liên tục vì sẽ có thể gây khó tiêu, đầy hơi và làm tăng lượng cholesterol trong máu. Với người trưởng thành khỏe mạnh chỉ nên ăn 2 quả trứng vịt lộn/ tuần. Còn với người cao tuổi hoặc người đang mắc các bệnh tim mạch, huyết áp,…, thì nên hạn chế ăn trứng vịt lộn để bảo vệ sức khỏe.

– Tránh ăn trứng vịt lộn vào buổi tối vì nó có chứa nhiều protein nên sẽ mất nhiều thời gian để tiêu hóa. Nếu tiêu thụ vào buổi tối, khi quá trình trao đổi chất và tiêu hóa thức ăn diễn ra chậm lại thì sẽ dễ gây đầy bụng, khó tiêu. Tốt nhất là các bạn nên ăn trứng vịt lộn vào buổi sáng hoặc trưa để cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động.

– Trong trứng vịt lộn sống có thể có chứa các vi khuẩn và ký sinh trùng gây hại. Do đó, các bạn chỉ nên ăn trứng vịt lộn đã được luộc chín kỹ ở nhiệt độ cao để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

– Nên ăn trứng vịt lộn ngay sau khi vừa mới luộc, không nên sử dụng trứng đã để qua đêm vì rất có thể nó đã bị các vi khuẩn gây hại xâm nhập, phát triển và làm biến chất. Nếu ăn phải thì các bạn sẽ có thể bị đau bụng, tiêu chảy, thậm chí là ngộ độc thực phẩm.

Hy vọng qua bài viết trên đây, các bạn đã biết được hột vịt lộn kỵ với rau gì. Mọi thắc mắc về vấn đề này, các bạn hãy vui lòng nhấp chuột chọn TẠI ĐÂY hoặc comment cuối bài để được tư vấn và giải đáp sớm nhất.

Thông báo chính thức: Top100vn.vn - Review Top sản phẩm dịch tốt nhất, chúng tôi không bán hàng cũng không cung cấp bất kì dịch vụ tính phí nào.

Mọi lời mời chào mua hàng hay bất kì hành vi nào có phát sinh chi phí cho bạn dưới danh nghĩa Top100vn.vn đều là lừa đảo, Top100vn.vn miễn trừ mọi trách nhiệm. Xin cám ơn!