Trứng vịt lộn là một món ăn thơm ngon, bổ dưỡng, có giá thành thấp và dễ chế biến. Tuy nhiên, giống như bất kỳ loại thực phẩm nào khác, trứng vịt lộn nếu như sử dụng sai cách cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe. Vậy cần lưu ý những gì khi ăn trứng vịt lộn? Trứng vịt lộn kỵ với món gì? Lẩu dê ăn với trứng vịt lộn được không? Hãy cùng tìm hiểu những vấn đề này trong bài viết dưới đây!
TRỨNG VỊT LỘN LÀ MÓN ĂN GÌ?
Trứng vịt lộn là một món ăn nhẹ phổ biến của người Việt, được chế biến từ trứng vịt đã phát triển thành hình dáng con vịt nhỏ nhưng vẫn chưa đủ tháng, đủ ngày để nở ra. Thông thường, để trứng vịt nở thành con vịt con thì sẽ cần mất khoảng 28 ngày ấp. Còn với trứng vịt lộn thì chỉ cần mất từ 16 – 19 ngày là có thể sử dụng được.
Trứng vịt lộn có vị ngọt, béo và thơm, thường được luộc chín và ăn kèm cùng với rau răm và gừng thái chỉ. Ngoài cách luộc truyền thống thì trứng vịt lộn còn được biến tấu thành nhiều món ăn thơm ngon, hấp dẫn như: Trứng vịt lộn chiên nước mắm, cháo trứng vịt lộn, trứng vịt lộn hấp bia, trứng vịt lộn chiên bột, trứng vịt lộn nướng mỡ hành, trứng vịt lộn xào sa tế,….
ĂN TRỨNG VỊT LỘN CÓ CÔNG DỤNG GÌ VỚI SỨC KHỎE?
Trứng vịt lộn không chỉ là một món ăn ngon mà còn có giá trị dinh dưỡng cao, giúp bồi bổ cơ thể, tăng sức đề kháng và cải thiện thị lực. Cụ thể, món trứng này là nguồn cung cấp protein, chất béo, vitamin A, B, D, PP, canxi, photpho, sắt, đồng, kẽm, selen, choline,…cho cơ thể.
Dưới đây là một số tác dụng của trứng vịt lộn đối với sức khỏe:
- Cải thiện sức khỏe của não bộ
Trứng vịt lộn là nguồn cung cấp choline và lecithin. Đây là dưỡng chất quan trọng, tham gia vào quá trình tạo nên lớp vỏ bao myelin, góp phần bảo vệ sợi thần kinh và tăng cường chức dẫn truyền thần kinh. Đặc biệt, theo một số nghiên cứu cho thấy, việc bổ sung 1000mg choline mỗi ngày có thể giúp cải thiện trí nhớ cả ngắn hạn và dài hạn ở người cao tuổi.
- Tốt cho hệ cơ xương khớp
Hai khoáng chất canxi và photpho có trong trứng vịt lộn là thành phần cơ bản cấu tạo nên hệ xương răng, làm cho xương và răng chắc khỏe hơn. Với trẻ con, việc bổ sung đầy đủ canxi sẽ giúp trẻ cao lớn, ngăn ngừa tình trạng còi xương, thấp còi. Còn với người trưởng thành thì canxi sẽ giúp phòng ngừa bệnh loãng xương, giảm tình trạng đau nhức và khó khăn khi vận động, đồng thời làm nhanh lành các vết nứt gãy trên xương.
- Tăng cường thị lực
Trong phần lòng đỏ của trứng vịt lộn có chứa Lutein và zeaxanthin – đây là hai chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ mắt khỏi những tác hại của tia cực tím, ngăn ngừa nguy cơ bị đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng. Đối với những người phải thường xuyên làm việc với máy tình thì việc ăn trứng vịt lộn vào buổi sáng rất có lợi, giúp duy trì đôi mắt sáng khỏe, làm giảm tình trạng đau nhức, mỏi mắt.
LẨU DÊ ĂN VỚI TRỨNG VỊT LỘN ĐƯỢC KHÔNG?
Mặc dù trứng vịt lộn có chứa nhiều dưỡng chất và mang lại nhiều tác dụng tích cực đối với sức khỏe, nhưng nếu các bạn chế biến món trứng này sai cách thì sẽ có thể gây phản tác dụng, dẫn tới các vấn đề tiêu hóa. Do đó, việc tìm hiểu trứng vịt lộn kỵ gì là điều cần thiết khi bạn sử dụng loại thực phẩm này. Vậy lẩu dê ăn với trứng vịt lộn được không?
Thông thường, khi ăn lẩu dê, nhiều người thường cho thêm trứng vịt lộn vào để làm tăng thêm độ ngon ngọt, bổ dưỡng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, sự kết hợp hai món ăn này không hề tốt cho sức khỏe. Thịt dê vốn có tính đại nhiệt, trong khi đó trứng vịt lộn lại có tính hàn. Việc tiêu thụ hai loại thực phẩm này cùng một lúc có thể gây mất cân bằng nhiệt trong cơ thể, làm giảm giá trị dinh dưỡng của cả hai và dẫn tới rối loạn tiêu hóa. Các bạn có thể bị đau bụng, buồn nôn và tiêu chảy,…
TRỨNG VỊT LỘN VỚI NHỮNG THỰC PHẨM GÌ?
Mặc dù trứng vịt lộn mang đến vô số lợi ích cho sức khỏe nhưng nó chỉ phát huy công dụng nếu được chế biến đúng cách. Dưới đây là những loại thực phẩm không nên ăn cùng với trứng vịt lộn:
- Sữa đậu nành
Một bữa sáng với trứng vịt lộn và sữa đậu nành là sự lựa chọn lý tưởng của nhiều người. Tuy nhiên, trong sữa đậu nành có chứa chất trypsin có thể gây ức chế quá trình phân hủy và hấp thụ protein trong cơ thể. Do đó, để hấp thụ tối ưu các chất dinh dưỡng có trong trứng vịt lộn, các bạn nên tránh tiêu thụ chung với sữa đậu nành.
- Thịt ngỗng
Trứng vịt lộn vốn có tính hàn, nếu tiêu thụ chung với những loại thực phẩm có tính hàn khác như: Thịt ngỗng, thịt vịt, khổ qua, bí đao, rau má,…thì sẽ có thể làm giảm nhiệt trong dạ dày, dẫn tới tình trạng lạnh bụng, đau bụng và tiêu chảy.
- Trái hồng
Trong các loại quả có vị chát như: Hồng, lựu, ổi, sơn trà,…có chứa nhiều axit tannic. Chất này khi kết hợp với thành phần protein có trong trứng vịt lộn thì sẽ tạo thành những phân tử không tan, khó phân hủy trong dạ dày. Từ đó, gây cản trở quá trình tiêu hóa, dẫn tới các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu và buồn nôn.
- Sữa và các sản phẩm từ sữa
Trong sữa có hàm lượng lactose khá cao. Dưỡng chất này sẽ khó hấp thụ hơn khi kết hợp với protein. Trong khi đó, trứng vịt lộn lại rất giàu protein, vì vậy việc tiêu thụ sữa và trứng vịt lộn cùng một lúc sẽ có thể gây khó tiêu, đầy hơi.
- Trà xanh
Một số người có thói quen uống trà xanh sau khi ăn trứng vịt lộn để hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn và khử đi mùi tanh trong miệng. Tuy nhiên, giống như quả hồng, lá trà cũng có chứa hàm lượng lớn axit tannic. Sự kết hợp giữa trà và trứng vịt lộn sẽ có thể tạo thành hợp chất kết tủa protein axit tannic. Chất này có thể làm chậm nhu động ruột, dẫn tới các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu và táo bón.
- Cá
Thành phần avidin trong trứng vịt lộn có thể gây cản trở quá trình hấp thụ vitamin B7 có nhiều trong những loại cá có dầu. Từ đó, làm giảm giá trị dinh dưỡng của món ăn. Ngoài ra, cả cá và trứng vịt lộn đều có hàm lượng protein khá cao. Việc tiêu thụ hai loại thực phẩm này có thể khiến cơ thể dung nạp một lượng lớn protein cùng một lúc, từ đó dẫn tới các tình trạng đầy hơi, khó tiêu và táo bón.
- Óc heo
Cả óc heo và trứng vịt lộn đều là những thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao. Việc tiêu thụ hai món ăn này cùng một lúc sẽ có thể làm tăng mức cholesterol trong máu, dẫn tới các vấn đề tim mạch, bệnh gan nhiễm mỡ và huyết áp cao.
- Tỏi
Tỏi vốn có tính nóng, rất khó tiêu hóa. Còn trứng vịt lộn thì lại rất giàu chất dinh dưỡng, khó hấp thụ trong thời gian ngắn. Sự kết hợp giữa tỏi và trứng vịt lộn sẽ có thể gây rối loạn tiêu hóa, dẫn tới tình trạng đầy hơi, khó tiêu.
Trên đây là những thông tin chia sẻ về vấn đề lẩu dê ăn với trứng vịt lộn được không. Hy vọng bài viết này đã mang đến cho bạn những thông tin bổ ích. Nếu còn có thắc mắc về vấn đề này, các bạn hãy vui lòng nhấp chuột chọn TẠI ĐÂY hoặc comment cuối bài để được tư vấn và giải đáp sớm nhất.
Thông báo chính thức: Top100vn.vn - Review Top sản phẩm dịch tốt nhất, chúng tôi không bán hàng cũng không cung cấp bất kì dịch vụ tính phí nào.
Mọi lời mời chào mua hàng hay bất kì hành vi nào có phát sinh chi phí cho bạn dưới danh nghĩa Top100vn.vn đều là lừa đảo, Top100vn.vn miễn trừ mọi trách nhiệm. Xin cám ơn!