Măng tre là một loại thực phẩm có vị giòn, ngọt, giúp kích thích vị giác và chứa nhiều thành phần tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu các bạn sử dụng măng không đúng cách thì sẽ có thể gây phản tác dụng, dẫn tới nhiều vấn đề sức khỏe. Vậy măng ăn với cua được không? Ăn măng như thế nào để không hại sức khỏe? Tất cả sẽ được TOP100VN giải đáp ngay ở bài viết dưới đây!
NHỮNG DƯỠNG CHẤT CÓ TRONG MĂNG
Măng là phần chồi non của các loại cây thuộc họ Tre. Chúng được sử dụng làm thực phẩm ở nhiều quốc gia Châu Á như: Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam, Ấn Độ,…
Măng tre có thể được bày bán ở nhiều hình thức khác nhau như: Măng tươi, măng khô hoặc măng ngâm chua. Không mang lại sự ngon miệng mà măng tre còn rất giàu dinh dưỡng, có chứa một lượng lớn chất xơ, vitamin A, B, C, PP, E, canxi, sắt, kali, photpho, đồng, selen, kẽm,…
6 LỢI ÍCH CỦA VIỆC THÊM MĂNG VÀO CHẾ ĐỘ ĂN
Dưới đây là những lý do bạn nên đưa măng tre vào chế độ ăn uống của mình:
- Cải thiện sức khỏe tim mạch
Măng tre có chứa nhiều chất xơ hòa tan, giúp loại bỏ cholesterol xấu (LDL) ra khỏi máu. Từ đó, ngăn chặn sự hình thành mảng bám trong động mạch, làm giảm nguy cơ phát triển các bệnh mạch vành, xơ vữa động mạch và nhồi máu cơ tim.
Bên cạnh đó, măng tre cũng có chứa chất phytosterol và các hợp chất thực vật, giúp thanh lọc các mạch máu, hòa tan cholesterol xấu. Do đó, để giữ trái tim luôn khỏe mạnh, các bạn nên ăn măng khoảng 2 lần/ tháng. (1)
- Củng cố hệ miễn dịch
Măng là nguồn cung cấp vitamin A, C, kẽm và selen. Đây đều là những dưỡng chất tốt cho hệ miễn dịch, thúc đẩy sản xuất các tế bào bạch cầu và khiến các tế bào này hoạt động hiệu quả hơn. Từ đó, có thể nâng cao khả năng chống nhiễm trùng của cơ thể.
Việc ăn măng vào mùa đông có thể giúp ngăn ngừa các bệnh cảm cúm, cảm lạnh.
- Hỗ trợ giảm cân, giữ dáng
Măng tre có hàm lượng calo thấp, trung bình 1 chén măng có chứa khoảng 13 calo. Ngoài ra, chúng có chứa nhiều chất xơ, giúp bạn cảm thấy no lâu hơn giữa các bữa ăn, làm giảm sự thèm ăn và ngăn chặn việc nạp vào calo quá mức. Theo một số nghiên cứu gần đây cho thấy, việc tăng lượng chất xơ trong chế độ ăn hàng ngày có thể giúp giảm cân và giảm mỡ bụng.
- Kiểm soát mức đường huyết
Măng có chứa một loại chất xơ được gọi là inulin. Inulin đã được chứng minh là giúp làm chậm quá trình hấp thụ glucose vào máu. Từ đó, kiểm soát mức đường huyết trong cơ thể, ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.
- Nâng cao sức khỏe đường ruột
Măng là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào. Trung bình một khẩu phần măng tre khoảng 155 gram thì có chứa đến 2g chất xơ. Chất xơ có thể giúp làm mềm phân, hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra trơn tru. Từ đó, ngăn ngừa các tình trạng đầy hơi, táo bón và trĩ.
Ngoài ra, thành phần chất xơ hòa tan có trong măng là thức ăn để nuôi dưỡng các vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Từ đó, giúp tăng cường sức đề kháng của hệ tiêu hóa, ngăn ngừa các bệnh viêm ruột, viêm dạ dày hay ung thư đại trực tràng.
- Bảo vệ thị lực
Trong măng tre có chứa nhiều vitamin E, có thể giúp tăng cường lưu thông máu đến mắt, cung cấp oxy và dưỡng chất cho các mô mắt. Nhờ đó, có thể giúp tăng cường sức khỏe của mắt, làm sáng mắt và cải thiện thị lực.
MĂNG ĂN VỚI CUA ĐƯỢC KHÔNG?
Theo Đông y, măng có tính mát, bình, trong khi cua lại có tính hàn cực mạnh. Việc tiêu thụ hai loại thực phẩm có tính hàn cùng một lúc hoặc trong thời gian sát nhau có thể làm giảm nhiệt trong dạ dày, dễ gây nên các hiện tượng lạnh bụng, đau bụng và tiêu chảy.
Do đó với thắc mắc măng ăn với cua được không, tốt nhất là các bạn nên sử dụng tách riêng măng tre và cua để tránh gặp phải các vấn đề tiêu hóa.
Bên cạnh đó, tình trạng tương tự cũng có thể xảy ra khi các bạn chế biến hoặc ăn măng cùng với những thực phẩm mang tính hàn khác như: Rau muống, bí đao, khổ qua, rau má, rau dền, nước đá lạnh, kem,….Vì vậy, các bạn cần hết sức thận trọng khi tiêu thụ măng chung với những món đồ ăn, thức uống này.
NHỮNG THỰC PHẨM KHÁC ĐẠI KỴ VỚI MĂNG
Theo các chuyên gia, việc sử dụng măng tre cũng có một số lưu ý và kiêng kỵ nhất định. Nếu như các bạn không biết mà vô tình kết hợp măng cùng với những loại thực phẩm không phù hợp thì sẽ có thể gây hại cho sức khỏe.
Dưới đây là một số loại thực phẩm kiêng kỵ với măng mà các bạn cần lưu ý:
- Đậu phụ
Đậu phụ có chứa nhiều canxi và magie, trong khi măng tre lại rất giàu axit oxalic. Đậu phụ và măng tre khi được chế biến hoặc ăn cùng nhau thì sẽ có thể tạo ra hợp chất magie oxalat và canxi oxalat. Các chất kết tủa này có thể gây khó khăn cho quá trình tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng.
- Sữa
Thành phần axit oxalic trong măng khi kết hợp với canxi trong sữa thì sẽ tạo thành canxi oxalat – một chất kết tủa không hòa tan mà cơ thể không thể hấp thụ được. Điều này sẽ có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa và dẫn tới tình trạng đầy bụng, khó tiêu, táo bón.
Tình trạng tương tự cũng có thể xảy ra khi các bạn ăn măng tre cùng với những thực phẩm giàu canxi khác như: Sữa chua, phô mai, tôm,…Do đó, các bạn cần hết sức lưu ý khi tiêu thụ măng cùng với những loại thực phẩm này.
- Dưa leo
Trong dưa leo có chứa enzyme dị hóa có thể làm phân giải vitamin C – một loại vitamin có nhiều trong măng tre. Do vậy, các bạn không nên tiêu thụ hai loại thực phẩm này chung với nhau để tránh làm hao hụt lượng vitamin C quý giá có trong măng.
- Gan động vật
Các bạn không nên chế biến gan động vật cùng với măng. Bởi lẽ trong gan động vật có chứa nhiều sắt, đồng, có khả năng làm thành phần vitamin C trong măng tre bị oxy hóa và mất đi chức năng sinh học vốn có. Do đó, để hấp thụ trọn vẹn nguồn vitamin C có trong măng, các bạn nên sử dụng chúng cách xa các món ăn từ gan ít nhất 2 tiếng.
ĂN MĂNG TRE NHƯ THẾ NÀO CHO AN TOÀN?
Theo các chuyên gia, các bạn cần lưu ý một số điều dưới đây khi chế biến và tiêu thụ măng tươi để đảm bảo an toàn cho sức khỏe bản thân và gia đình:
– Không nên ăn quá nhiều măng tre cùng một lúc. Bởi măng tre có chứa chất bã xơ, nếu tiêu thụ nhiều thì sẽ có thể hình thành các khối bã rắn chắc trong dạ dày, dẫn đến các triệu chứng đau bụng, chướng bụng, đầy hơi, buồn nôn, bí trung đại tiện,….
– Măng có chứa một lượng lớn cyanide. Chất này sau khi đi vào dạ dày thì có thể biến đổi thành axit cyanhydric – một chất cực độc với cơ thể. Để làm giảm bớt lượng cyanide trong măng, các bạn cần ngâm măng lâu trong nước sạch và thay nước thường xuyên. Bên cạnh đó, cần luộc măng kỹ ít nhất 3 lần trước khi tiêu thụ để đảm bảo an toàn. (2)
– Những người đang mắc bệnh Gout, sỏi thận, bị rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày, phụ nữ mang thai và trẻ em không nên ăn các món ăn từ măng để đảm bảo sức khỏe.
Trên đây là những thông tin chia sẻ về chủ đề măng ăn với cua được không. Mọi thắc mắc về vấn đề này, các bạn hãy vui lòng nhấp chuột chọn TẠI ĐÂY hoặc comment cuối bài để được tư vấn và giải đáp sớm nhất.
Thông báo chính thức: Top100vn.vn - Review Top sản phẩm dịch tốt nhất, chúng tôi không bán hàng cũng không cung cấp bất kì dịch vụ tính phí nào.
Mọi lời mời chào mua hàng hay bất kì hành vi nào có phát sinh chi phí cho bạn dưới danh nghĩa Top100vn.vn đều là lừa đảo, Top100vn.vn miễn trừ mọi trách nhiệm. Xin cám ơn!