Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của Top100vn.vn, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "top100vn". (Ví dụ: thịt gà kỵ gì top100vn).
39 lượt xem

Măng cụt có kỵ với đường không?

Những quả măng cụt mọng nước, ngọt thanh và thơm nức mũi rất thích hợp để chế biến những món ăn hoặc thức uống hấp dẫn. Tuy nhiên, các bạn cần phải lưu ý có một số loại thực phẩm kiêng kỵ với măng cụt, nếu kết hợp chung với nhau thì sẽ có thể gây hại cho sức khỏe. Vậy không nên ăn măng cụt với gì? Măng cụt có kỵ với đường không? Hãy cùng tìm hiểu vấn đề này trong bài viết dưới đây!

Măng cụt có kỵ với đường không

MĂNG CỤT – LOẠI TRÁI CÂY NGON NGỌT, GIÀU DINH DƯỠNG

Măng cụt là một loại trái cây rất được ưa chuộng ở những vùng nhiệt đới. Loại quả này có hình cầu, khi non thì có màu xanh và khi chín thì lớp vỏ sẽ chuyển sang màu tím đậm hoặc đỏ tím. Phần ruột bên trong quả trắng, mọng nước, được chia thành nhiều múi. Khi nếm thử, các bạn sẽ thấy có vị chua ngọt thanh thanh cùng mùi thơm hấp dẫn.

Măng cụt có thể được sử dụng như một loại trái cây tráng miệng hoặc dùng để chế biến thành nhiều món ăn ngon như: Kem măng cụt, trà măng cụt, gỏi gà măng cụt, gỏi măng cụt tôm thịt,….

Không chỉ có vị ngọt thơm hấp dẫn, măng cụt còn rất giàu chất dinh dưỡng, chứa nhiều chất xơ, carbs, vitamin A, B, C, E, kali, mangan, magie, sắt, đồng,….Theo các nghiên cứu, từ phần vỏ đến ruột măng cụt đều có chứa những thành phần dược học có khả năng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị một số bệnh. (1)

MĂNG CỤT CÓ KỴ VỚI ĐƯỜNG KHÔNG?

Hiện nay, trên mạng có nhiều người truyền tai về việc măng cụt kết hợp với đường có thể gây ngộ độc cho cơ thể. Tuy nhiên, theo các bác sĩ chuyên khoa, thì thông tin này là không có căn cứ khoa học. Hiện tại, vẫn có chứa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh rằng măng cụt và đường cát khi kết hợp có thể gây phản ứng ngộ độc.

Mặc dù vậy, thì các bạn cũng cần hết sức cân nhắc khi cho thêm đường vào món ăn hoặc đồ uống từ măng cụt. Bởi măng cụt vốn có vị ngọt thanh với hàm lượng đường khá cao, nếu các bạn cho thêm đường thì sẽ có thể khiến mức đường huyết trong cơ thể tăng cao. Từ đó, gây nóng trong, nổi mụn và tăng cân. Thậm chí về lâu dài có thể dẫn tới các bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch và gan nhiễm mỡ.

Bên cạnh đó, việc tiêu thụ nhiều đường còn có thể đẩy nhanh quá trình lão hóa da và một số bộ phận trong cơ thể.

MĂNG CỤT KỴ VỚI GÌ? 5 LOẠI THỰC PHẨM KHÔNG NÊN KẾT HỢP

Với hương vị ngon ngọt, măng cụt có thể được dùng để chế biến nhiều thức uống, món tráng miệng hấp dẫn. Tuy nhiên, có một số loại thực phẩm kiêng kỵ với măng cụt mà các bạn cần lưu ý tránh kết hợp chung để đảm bảo sức khỏe. Cụ thể như:

  • Nước ngọt có gas

Hàm lượng axit trong măng cụt khi kết hợp với lượng đường tinh luyện trong nước ngọt có gas sẽ có thể làm sản sinh một số chất độc hại. Các chất này có thể gây rối loạn tiêu hóa, đầy hơi, khó tiêu và buồn nôn.

Vì vậy, việc tiêu thụ măng cụt cùng với các loại nước ngọt có gas là vô cùng sai lầm.

  • Sữa đậu nành hoặc bia

Trong sữa đậu nành hoặc bia có chứa một số chất không tương thích với thành phần trong măng cụt. Việc sử dụng măng cụt cùng với bia hoặc sữa đậu nành trong thời gian sát nhau sẽ có thể gây đau bụng, buồn nôn.

  • Trái cây có tính nóng

Măng cụt vốn có vị ngọt thanh và mang tính nóng. Do đó, chúng thường không được khuyến khích sử dụng chung cùng với những loại trái cây có tính nóng khác như: Mít, sầu riêng, vải, chôm chôm, nhãn,….Bởi điều này sẽ có thể khiến cơ thể bị nóng trong, bốc hỏa, dẫn đến các triệu chứng nổi mụn, nổi mẩn đỏ, nhiệt miệng, chảy máu cam, môi khô, mất ngủ,….

ĂN NHIỀU MĂNG CỤT CÓ TỐT KHÔNG?

Măng cụt có vị ngọt, chua thanh, rất dễ ăn và giàu chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, các bạn không nên ăn nhiều loại quả này mà chỉ nên ăn khoảng 2 – 3 lần, mỗi lần chỉ tiêu thụ khoảng 2 quả. Việc ăn măng cụt quá nhiều và thường xuyên có thể gây ra những tác dụng phụ sau đây:

  • Tăng cân

Măng cụt có chứa một lượng đường tự nhiên nhất định, nếu ăn quá nhiều sẽ có thể gây tích tụ mỡ thừa, dẫn đến tăng cân.

  • Nhiễm axit lactic

Trong măng cụt có chứa hàm lượng axit lactic cao. Nếu các bạn tiêu thụ măng cụt liên tục mỗi ngày trong vòng 1 năm thì sẽ có thể bị nhiễm axit lactic nặng. Đây là tình trạng tích tụ axit lactic thừa trong máu. Các triệu chứng khi bị nhiễm axit lactic bao gồm: Buồn nôn, khó thở, đau nhức cơ bắp hoặc chuột rút,…

  • Gây dị ứng

Việc ăn quá nhiều măng cụt có thể gây ra một số phản ứng dị ứng nhẹ như: Nổi mề đay, mẩn đỏ trên da, sưng môi, lưỡi, đau bụng, tiêu chảy,…

  • Gây ảnh hưởng đến quá trình đông máu

Hợp chất xanthones trong măng cụt có thể gây cản trở quá trình đông máu. Nó cũng có thể tương tác với các loại thuốc làm loãng máu như warfarin và gây ra tác dụng phụ là xuất huyết đường tiêu hóa.

Do đó, đối với những người chuẩn bị làm phẫu thuật thì các bác sĩ thường khuyên là không nên ăn măng cụt trong vòng 2 tuần trước khi làm phẫu thuật. Bởi việc tiêu thụ loại quả này có thể làm tăng nguy cơ chảy máu trong hoặc sau khi phẫu thuật.

NHỮNG LƯU Ý KHÁC KHI ĂN MĂNG CỤT

Ngoài việc ăn măng cụt ở mức độ vừa phải, các bạn cũng cần lưu ý một số điều dưới đây khi tiêu thụ loại quả này để nhận được những lợi ích sức khỏe tối ưu, đồng thời hạn chế những tác dụng phụ không mong muốn:

–  Không nên ăn măng cụt khi bụng đói bởi loại quả này có vị chua nhẹ cùng hàm lượng axit khá cao. Việc tiêu thụ măng cụt vào thời điểm này sẽ dễ gây cồn cào ruột và làm tăng nguy cơ bị đau dạ dày. Do đó, tốt nhất là các bạn chỉ nên ăn măng cụt khi đã có sẵn một lượng thức ăn trong bụng.

–  Măng cụt có tính nóng, nên sau khi ăn loại quả này, các bạn cần tăng cường uống nước để giúp làm giảm nhiệt trong cơ thể, hỗ trợ đào thải độc tố ra bên ngoài.

–  Các bạn có thể kết hợp măng cụt cùng với những loại quả có tính mát như: Thanh long, dưa hấu, lê, dứa,….để trung hòa lại tính nóng của măng cụt, hạn chế tình trạng nóng trong, nổi mụn.

–  Khi chọn mua măng cụt, các bạn nên ưu tiên lấy những quả có kích cỡ vừa phải, không quá to. Vỏ quả sần sùi và có những vết mủ bám bên ngoài, núm còn xanh tươi. Khi ấn đều một vòng quanh quả, nếu thấy dễ ấn và mềm thì đây là những quả đã chín ngọt, ăn sẽ rất ngon. Nếu phẩn vỏ cứng ngắc thì nghĩa là quả đó chưa chín, khi ăn sẽ có vị khá chát.

–  Quả măng cụt rất kỵ gió, do đó nếu các bạn để măng cụt tiếp xúc với môi trường ngoài trời gió thì chúng sẽ rất nhanh héo và khô. Tốt nhất là sau khi măng cụt về, các bạn nên cho loại quả này vào túi plastic và cất trong ngăn mát tủ lạnh.

–  Những người có cơ địa nhạy cảm, dễ bị dị ứng, bệnh nhân ung thư, người bị đau dạ dày hay mắc bệnh đa hồng cầu không nên sử dụng măng cụt để tránh khiến bệnh tiến triển nặng hơn.

Trên đây là những thông tin chia sẻ về chủ đề măng cụt có kỵ với đường không. Mọi thắc mắc về vấn đề này, các bạn hãy vui lòng nhấp chuột chọn TẠI ĐÂY hoặc comment cuối bài để được tư vấn và giải đáp sớm nhất.

Thông báo chính thức: Top100vn.vn - Review Top sản phẩm dịch tốt nhất, chúng tôi không bán hàng cũng không cung cấp bất kì dịch vụ tính phí nào.

Mọi lời mời chào mua hàng hay bất kì hành vi nào có phát sinh chi phí cho bạn dưới danh nghĩa Top100vn.vn đều là lừa đảo, Top100vn.vn miễn trừ mọi trách nhiệm. Xin cám ơn!