Măng tre là một món ăn thơm ngon, có vị dai giòn và giàu chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, việc chế biến măng không đúng cách, kết hợp cùng với những loại thực phẩm đại kỵ có thể gây ra những tác dụng phụ như: Dị ứng, đau bụng, đầy hơi,….Vậy măng kỵ với món gì? Măng kỵ tôm không? Hãy cùng Top 100 Việt Nam tìm hiểu cụ thể vấn đề này trong bài viết dưới đây!
MĂNG TRE LÀ GÌ?
Măng tre là phần non của cây tre – một loại thực vật thân gỗ rỗng, phân nhiều đốt có tên khoa học là Bambusa vulgaris. Măng có vị giòn ngọt, có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn như: Măng tươi xào tỏi, thịt bò xào măng tươi, chân giò hầm măng tươi, ếch xào măng tươi, gỏi măng tôm thịt, thịt kho với măng tươi, canh măng tươi nấu ngan,…. (1)
Không chỉ là một món ăn ngon, măng tre còn có hàm lượng calo thấp và rất giàu chất dinh dưỡng. Các thành phần chính trong măng đó là chất xơ, protein, đường, vitamin B, C, D, kali, canxi, mangan, kẽm, đồng, sắt, photpho và selen.
NHỮNG TÁC DỤNG CỦA MĂNG TRE ĐỐI VỚI SỨC KHỎE
Nhờ sở hữu hàm lượng dinh dưỡng dồi dào và phong phú, việc ăn măng tre có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, giúp hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa một số bệnh lý nguy hiểm. Những tác dụng của măng tre đối với sức khỏe bao gồm:
- Giúp hỗ trợ giảm cân
Các món ăn từ măng tre là sự lựa chọn lý tưởng cho những ai đang trong quá trình giảm cân, giữ dáng. Măng rất giàu chất xơ, giúp tạo cảm giác no lâu, hạn chế sự thèm ăn và làm giảm bớt lượng thức ăn tiêu thụ trong ngày. Ngoài ra, măng cũng chứa hàm lượng đường và tinh bột không đáng kể, do đó những người đang bị tiểu đường cũng hoàn toàn có thể sử dụng loại thực phẩm này được.
- Tốt cho hệ tim mạch
Măng tre có chứa nhiều khoáng chất như: Kali, magie,….rất có lợi cho hệ tim mạch. Cụ thể, chúng giúp duy trì sự cân bằng nước và chất điện giải trong cơ thể, điều hòa huyết áp và duy trì nhịp tim đều đặn, ổn định. Ngoài ra, măng tre rất giàu chất xơ, giúp đào thải lượng cholesterol xấu ra khỏi cơ thể. Từ có, có thể thanh lọc động mạch, ngăn chặn sự hình thành mảng bám và làm giảm nguy cơ mắc các bệnh mạch vành, xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim,…
- Tăng cường hệ miễn dịch
Sự hiện diện của vitamin C trong măng tre có thể hỗ trợ sản xuất interferon – một loại protein do tế bào cơ thể tạo ra để chống lại các tác nhân gây bệnh. Ngoài ra, vitamin C rất cần thiết cho sự hình thành và phát triển của các tế bào bạch cầu, tế bào miễn dịch T, giúp củng cố hệ miễn dịch, ngăn ngừa các bệnh nhiễm khuẩn.
- Phòng ngừa ung thư
Trong măng tre có chứa hàm lượng glutathione tự nhiên. Đây là một chất chống oxy hóa, giúp chống viêm, ngăn ngừa các bệnh ung thư, tiêu đường, viêm khớp và ung thư. (2)
- Tốt cho sức khỏe đường ruột
Măng có hàm lượng chất xơ cao, giúp thúc đẩy nhu động ruột, hỗ trợ quá trình tiêu hóa. Đồng thời, ngăn ngừa các tình trạng khó tiêu, đầy hơi và táo bón.
MĂNG KỴ TÔM KHÔNG?
Trên thực tế, đã có rất nhiều trường hợp gặp phải các tác dụng phụ như: Dị ứng, đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy,… khi kết hợp các loại thực phẩm sai cách. Do đó, việc tìm hiểu măng kỵ gì để chế biến món ăn đúng cách là hết sức cần thiết, giúp đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bản thân và gia đình.
Vậy măng kỵ tôm không? Theo Đông y thì măng tre có vị ngọt, đắng nhẹ, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, lợi niệu và hoạt huyết. Việc kết hợp măng cùng với những loại thực phẩm cũng mang tính hàn như tôm thì sẽ có thể làm giảm nhiệt độ của cơ thể và dạ dày. Từ đó, làm chậm quá trình tiêu hóa, dẫn đến các tình trạng lạnh bụng, đầy bụng, khó tiêu và tiêu chảy.
Bên cạnh đó, trong măng tre có chứa hàm lượng vitamin C khá cao. Trung bình trong 100 gram măng có chứa đến 4mg vitamin C. Trong khi đó, trong tôm và các loại hải sản nói chung đều có chứa asen pentavenlent, chất này bình thường sẽ không gây hại cho cơ thể. Tuy nhiên, khi nó kết hợp cùng với vitamin C thì sẽ chuyển hóa thành asen trioxide (hay còn gọi là thạch tín) – chất này có khả năng gây ngộ độc cấp tính cho cơ thể.
Do đó, để đảm bảo an toàn, tốt nhất là các bạn nên sử dụng tách riêng măng tre và tôm cách nhau ít nhất 2 tiếng.
MĂNG KỴ VỚI NHỮNG LOẠI THỰC PHẨM NÀO?
Việc kết hợp măng cùng với những loại nguyên liệu không phù hợp có thể làm giảm giá trị dinh dưỡng của món ăn, thậm chí còn dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như: Rối loạn tiêu hóa, ngộ độc, dị ứng,…Do đó, các bạn cần phải tìm hiểu kỹ măng kỵ với gì trước khi chế biến hay ăn loại thực phẩm này.
Dưới đây là một số loại thực phẩm nên tránh kết hợp với măng:
- Gan heo
Trong măng có chứa nhiều hoạt chất sinh học, nếu chế biến hoặc ăn cùng với gan heo thì sẽ có thể làm giảm lượng vitamin có trong gan. Từ đó, khiến món gan heo bị hao hụt chất dinh dưỡng.
- Đường nâu
Trong măng tre có chứa lysine, chất này có thể phản ứng với đường nâu và tạo ra hợp chất có hại cho sức khỏe. Do đó, khi chế biến măng, các bạn cần tránh sử dụng đường nâu.
- Trái sơn trà
Trong măng có chứa một số chất có khả năng phân giải vitamin C. Trong khi đó, trái sơn trà lại có hàm lượng vitamin C khá cao. Vì vậy, việc ăn măng cùng với trái sơn trà có thể làm giảm đáng kể giá trị dinh dưỡng của loại quả này.
KHI CHẾ BIẾN MĂNG CẦN CHÚ Ý NHỮNG ĐIỀU NÀY ĐỂ TRÁNH NGỘ ĐỘC!
Ngoài việc tìm hiểu cách kết hợp các loại thực phẩm an toàn, các bạn cần lưu ý những điều sau khi nấu măng để món ăn ngon hơn, đồng thời đảm bảo sức khỏe:
– Nên rửa măng nhiều lần với nước muối và luộc kỹ măng qua 3 lần nước sôi để loại bỏ bớt độc tố cyanide (3) có trong loại thực phẩm này, đảm bảo an toàn khi ăn.
– Khi luộc măng, các bạn nên để mở vung, không nên đậy nắp nồi để các độc tố có thể bay hơi ra ngoài, không ngấm vào măng gây hại cho sức khỏe.
– Không nên ăn măng tre quá nhiều và thường xuyên. Bởi hàm lượng chất xơ trong măng tuy tốt nhưng nếu tiêu thụ với số lượng nhiều và liên tục thì sẽ có thể gây đầy bụng, khó tiêu, thậm chí dẫn tới nguy cơ tắc ruột.
– Trước khi đem măng đi sấy hoặc phơi khô thì các bạn nên ngâm măng tươi trong nước muối. Khi muốn sử dụng măng khô, măng sấy để chế biến món ăn thì các bạn nên rửa lại và chần măng sơ qua với nước sôi để đảm bảo an toàn.
– Khi chọn mua măng, các bạn nên chọn măng còn tươi, củ có hình thô, các đốt to và nhỏ đều nhau, không cong, không có lá vàng, bề mặt không có đốm. Không nên sử dụng những loại măng có màu trắng, vàng đậm bất thường và có mùi hôi.
– Những người đang bị sốt rét, suy dinh dưỡng, người bị viêm loét dạ dày – tá tràng, người mắc bệnh thận,…. không nên ăn các món ăn từ măng vì sẽ có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Trên đây là những thông tin giải đáp cho băn khoăn măng kỵ tôm không. Mong rằng bài viết này đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích. Mọi thắc mắc về vấn đề này, các bạn hãy vui lòng nhấp chuột chọn TẠI ĐÂY hoặc comment cuối bài để được tư vấn và giải đáp sớm nhất.
Thông báo chính thức: Top100vn.vn - Review Top sản phẩm dịch tốt nhất, chúng tôi không bán hàng cũng không cung cấp bất kì dịch vụ tính phí nào.
Mọi lời mời chào mua hàng hay bất kì hành vi nào có phát sinh chi phí cho bạn dưới danh nghĩa Top100vn.vn đều là lừa đảo, Top100vn.vn miễn trừ mọi trách nhiệm. Xin cám ơn!