Măng tre với hương vị chua thanh, dai giòn luôn được nhiều người lựa chọn để chế biến các món ăn hàng ngày. Tuy nhiên, khi ăn măng, để không gặp phải những rủi ro cho sức khỏe, các bạn cần phải tránh kết hợp cùng với những loại thực phẩm kiêng kỵ. Vậy măng kỵ với món gì? Măng và dứa có kỵ nhau không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những vấn đề này!
TÌM HIỂU CÁC THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG CÓ TRONG MĂNG TƯƠI
Măng là phần non của các loại cây thuộc họ Tre – một loại thực vật thân gỗ rỗng, phân nhiều đốt. Hiện nay, có rất nhiều loại măng ngon dùng để chế biến món ăn đó là: Măng tre, măng nứa, măng vầu, măng le,…
Măng tươi có vị đắng, ngọt hậu, lại thơm và giòn sần sật nên có thể được dùng để chế biến nhiều món ăn ngon. Phổ biến nhất có lẽ là các món canh như: Canh măng giò heo, canh măng sườn, canh vịt xáo măng,…Ngoài ra, các bạn còn có thể chế biến những món ăn khác từ măng tươi như: Măng xào thịt bò, măng xào tôm, măng ngâm giấm ớt, lẩu đầu cá măng chua,…
Không chỉ là một nguyên liệu nấu ăn ngon, măng tươi còn rất giàu chất dinh dưỡng. Các thành phần dinh dưỡng chính trong măng đó là chất xơ, protein, vitamin A, B, E, kali, canxi, mangan, kẽm, crom, sắt, đồng, photpho và selen.
NHỮNG TÁC DỤNG CỦA MĂNG TRE ĐỐI VỚI SỨC KHỎE CON NGƯỜI
Dưới đây là những lợi ích sức khỏe của măng tre đã được khoa học chứng minh:
- Nâng cao sức khỏe đường ruột
Nhờ hàm lượng chất xơ dồi dào, việc ăn măng tươi có thể giúp kích thích nhu động ruột đều đặn, làm mềm phân và ngăn ngừa tình trạng đầy hơi, táo bón. Bên cạnh đó, trong măng tre còn có chứa inulin (hay còn được gọi là prebiotic). Đây là nguồn thức ăn của các vi khuẩn có lợi trong đường ruột, giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa và ung thư dạ dày.
- Tăng cường sức đề kháng
Sự hiện diện của các vitamin thiết yếu như: A, C, B, E,… có trong măng có thể kích thích sự phát triển của các globulin miễn dịch IgA và IgM, tăng cường hoạt tính của bạch cầu. Từ đó, giúp xây dựng hệ miễn dịch khỏe mạnh, ngăn chặn sự xâm nhập, tấn công của các vi khuẩn có hại vào trong cơ thể.
- Tốt cho hệ tim mạch
Trong măng tre có chứa nhiều loại khoáng chất thiết yếu như: Kali, magie,…giúp thư giãn các mạch máu, tăng cường lưu thông máu đến tim và duy trì nhịp tim ổn định, đều đặn. Bên cạnh đó, hàm lượng chất xơ dồi dào có trong măng tươi còn giúp làm giảm lượng cholesterol xấu (LDL) trong máu. Từ đó, có thể thanh lọc các động mạch, ngăn chặn sự hình thành mảng bám và làm giảm nguy cơ mắc các bệnh lý tại tim.
- Duy trì đôi mắt sáng khỏe
Thành phần vitamin A trong măng tre có thể tạo ra sắc tố võng mạc, giúp điều tiết mắt và hỗ trợ mắt nhìn được trong điều kiện thiếu ánh sáng. Ngoài ra, sự hiện diện của chất glutathione có trong măng tre có thể giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh lý về mắt như: Bệnh quáng gà, đục thủy tinh thể,…
MĂNG VÀ DỨA CÓ KỴ NHAU KHÔNG?
Theo các chuyên gia, cả măng và trái dứa đều có tính mát, do đó nếu các bạn ăn hai món ăn này cùng một lúc thì sẽ có thể làm giảm nhiệt độ của cơ thể và dạ dày. Từ đó, dẫn tới các triệu chứng lạnh bụng, đau bụng và tiêu chảy.
Ngoài dứa, thì các bạn cũng cần lưu ý tránh chế biến hay ăn măng tre chung với những loại thực phẩm có tính hàn khác như: Bí đao, rau má, khổ qua, dưa hấu, dưa lê, thanh long, nước đá lạnh, kem,….để ngăn ngừa những rủi ro cho sức khỏe.
NHỮNG THỰC PHẨM KHÁC KIÊNG KỴ VỚI MĂNG TRE
Việc tự ý kết hợp măng tre cùng với những loại thực phẩm khác mà không tìm hiểu kỹ sẽ có thể làm giảm giá trị dinh dưỡng của món ăn, thậm chí gây hại cho sức khỏe. Dưới đây là những món ăn không nên dùng chung với măng tre mà các bạn cần lưu ý:
- Gan động vật
Trong măng có chứa nhiều hoạt tính sinh học đặc biệt. Những chất này có thể làm giảm khả năng hấp thụ các vitamin có trong gan động vật. Điều này có thể làm giảm giá trị dinh dưỡng của món gan. Do đó, tốt nhất là các bạn nên sử dụng tách riêng gan động vật và măng tươi để đảm bảo hấp thụ trọn vẹn nguồn vitamin có trong gan.
- Ớt chuông
Trong măng có chứa một số chất có khả năng phân giải vitamin C. Trong khi đó, ớt chuông lại rất giàu vitamin C. Việc ăn măng và ớt chuông trong cùng một bữa ăn có thể làm giảm đáng kể giá trị dinh dưỡng của ớt chuông.
Ngoài ớt chuông, thì các bạn cần lưu ý tránh chế biến hay ăn măng chung với những loại thực phẩm giàu vitamin C khác như: Cải bó xôi, bông cải xanh, cam, quýt, bưởi, kiwi, dâu tây,…
NHỮNG LƯU Ý KHI ĂN MĂNG TRE ĐỂ KHÔNG GÂY HẠI CHO SỨC KHỎE
Trong quá trình chế biến và sử dụng măng tre, các bạn cần lưu ý một số điều dưới đây để giúp món ăn ngon miệng hơn, đồng thời ngăn ngừa các rủi ro cho sức khỏe:
– Trong măng tươi có chứa hàm lượng cyanide khá cao. Dưới tác động của các enzyme tiêu hóa, cyanide có thể chuyển hóa thành axit cyanhydric (HCN) – một chất cực độc với cơ thể. Do đó, trước khi chế biến măng, các bạn nên ngâm măng trong nước nhiều lần và thay nước thường xuyên để loại bỏ bớt độc tố cyanide trong loại thực phẩm này. Ngoài ra, cần luộc măng thật kỹ trước khi sử dụng để làm giảm nguy cơ bị ngộ độc cyanide. (1)
– Khi nấu măng, các bạn nên để vung nồi mở để các chất độc tố trong măng có thể bay hơi thoát ra ngoài trong quá trình đun, đảm bảo an toàn cho sức khỏe khi ăn.
– Không nên ăn măng ngâm giấm chưa đủ thời gian. Bởi lúc này, lượng chất cyanide có trong măng vẫn còn cao, nếu tiêu thụ sẽ có thể gây ngộ độc cho người ăn. Do đó, nếu muốn ăn măng ngâm giấm, thì các bạn cần ngâm cho đến khi măng chuyển sang màu vàng, có mùi chua đặc trưng thì mới sử dụng.
– Măng có chứa nhiều chất xơ, nếu ăn nhiều sẽ có thể khiến bạn dễ bị đầy hơi, chướng bụng và khó tiêu. Do đó, để đảm bảo an toàn, các bạn chỉ nên ăn măng mỗi tháng 2 bữa, mỗi bữa không tiêu thụ quá 300 gram măng.
MỘT SỐ MÓN ĂN NGON, GIÀU DINH DƯỠNG TỪ MĂNG TRE
Dưới đây là một số món ăn ngon từ măng tươi cực đơn giản, nhưng hương vị lại vô cùng cuốn hút, khiến bạn ăn mãi không dừng:
- Miến măng vịt
Đây là một món ăn bổ dưỡng và thơm ngon, thích hợp để sử dụng trong bữa sáng. Từng sợi miến dai dai, kết hợp cùng với măng tươi giòn sần sật và thịt vịt mềm ngọt. Tất cả cùng hòa quyện tại nên một hương vị thơm ngon khó cưỡng.
- Măng xào thịt bò
Từng miếng thịt bò mềm, thấm gia vị hòa quyện cùng hương vị chua thanh, giòn sần sật của măng tươi sẽ tạo nên một món ăn vô cùng ngon miệng cho bữa cơm gia đình.
- Chân giò hầm măng tươi
Đây là một món canh thơm ngon, bổ dưỡng, thường xuyên xuất hiện trong mâm cỗ ngày Tết. Thịt chân giò mềm béo, kết hợp cùng với măng tươi chua thanh, giòn sần sật sẽ tạo nên một hương vị ngon khó cưỡng, một khi đã thưởng thức thì không thể nào quên được.
Trên đây là những thông tin chia sẻ về chủ đề măng và dứa có kỵ nhau không. Mọi thắc mắc về vấn đề này, các bạn hãy vui lòng nhấp chuột chọn TẠI ĐÂY hoặc comment cuối bài để được tư vấn và giải đáp sớm nhất.
Thông báo chính thức: Top100vn.vn - Review Top sản phẩm dịch tốt nhất, chúng tôi không bán hàng cũng không cung cấp bất kì dịch vụ tính phí nào.
Mọi lời mời chào mua hàng hay bất kì hành vi nào có phát sinh chi phí cho bạn dưới danh nghĩa Top100vn.vn đều là lừa đảo, Top100vn.vn miễn trừ mọi trách nhiệm. Xin cám ơn!