Măng tre tươi là một loại thực phẩm quen thuộc, có mặt trong bữa cơm hàng ngày của nhiều gia đình người Việt. Tuy nhiên, việc ăn măng tre có thể tiềm ẩn một số nguy cơ rủi ro cho sức khỏe nếu như không được chế biến và sử dụng đúng cách. Vậy măng tre kỵ món gì? Măng với đu đủ có kỵ nhau không? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để có câu trả lời cho vấn đề này!
NHỮNG THÀNH PHẦN VÀ LỢI ÍCH CỦA MĂNG TRE
Măng là phần chồi gốc hay thân non mọc lên khỏi mặt đất của các loài tre. Đây là loại thực phẩm quen thuộc trong ẩm thực Việt Nam, thường được bày bán dưới nhiều hình thức như: Măng tươi, măng khô và măng ngâm chua. Từ măng, các bạn có thể chế biến được nhiều món ăn ngon như: Canh măng chân giò, vịt, măng, thịt bò xào măng, măng tươi xào lá lốt, gỏi măng tôm thịt, thịt kho măng tươi,…
Trong măng tươi có chứa nhiều chất xơ, rất tốt cho những người đang bị đầy hơi, khó tiêu và táo bón. Ngoài ra, chất xơ còn giúp làm giảm hấp thu mỡ, ngăn ngừa tình trạng tăng cân, béo phì.
Bên cạnh đó, trong măng tre còn có chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu khác như: Vitamin A, B, C, E, kali, canxi, mangan, kẽm, chrome, sắt, đồng, selen và photpho.
Đặc biệt, măng tre là nguồn cung cấp các chất chống oxy hóa như: Catechin, acid chlorogenic và acid p – coumaric. Các chất này sẽ giúp chống viêm và ngăn chặn quá trình oxy hóa, từ đó có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như: Bệnh tim mạch, tiểu đường và ung thư.
MĂNG VỚI ĐU ĐỦ CÓ KỴ NHAU KHÔNG?
Các loại thực phẩm không tương thích khi kết hợp với nhau có thể gây ra các vấn đề tiêu hóa hoặc làm giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng. Vậy măng với đu đủ có kỵ nhau không?
Theo các chuyên gia, măng và đu đủ là hai loại thực phẩm đại kỵ với nhau. Trong măng tre có chứa một số chất có khả năng phân giải vitamin C có trong đu đủ. Sự kết hợp hai món ăn này không gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng lại khiến cơ thể không thể hấp thu trọn vẹn nguồn vitamin C có trong đu đủ.
Ngoài đu đủ, thì các bạn cần lưu ý tránh tiêu thụ măng tre cùng với những loại thực phẩm giàu vitamin C khác như: Cam, bưởi, chanh, ổi, kiwi, ớt chuông, cải bó xôi,…trong cùng một bữa ăn.
MĂNG KỴ VỚI MÓN GÌ? TRÁNH NGAY NHỮNG THỰC PHẨM SAU ĐÂY ĐỂ ĐẢM BẢO AN TOÀN
Mặc dù măng tre mang đến vô số lợi ích cho sức khỏe nhưng nó chỉ phát huy được công dụng nếu được chế biến đúng cách. Dưới đây là một số loại thực phẩm không nên ăn chung với măng:
- Đậu phụ
Măng tre có chứa hàm lượng axit oxalic khá cao. Loại axit này khi kết hợp cùng với canxi và magie trong đậu phụ thì sẽ tạo thành magie oxalat và canxi oxalat. Đây là những chất kết tủa không tan trong dạ dày, có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa và quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn.
Bên cạnh đó, cả măng và đậu phụ đều là những loại thực phẩm có tính mát. Khi dùng chung với nhau sẽ dễ gây lạnh bụng, đau bụng và tiêu chảy ở những người có hệ tiêu hóa nhạy cảm.
- Sữa
Sự kết hợp giữa axit oxalic có trong măng và canxi trong sữa có thể tạo ra hợp chất canxi oxalat – một chất kết tủa không hòa tan mà cơ thể không thể hấp thụ được. Điều này có thể ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ canxi trong cơ thể và gây ra tình trạng đầy bụng, táo bón.
Bên cạnh đó, khi các bạn ăn măng cùng với những loại thực phẩm giàu canxi khác như: Phô mai, sữa chua, trứng,….thì cũng có thể gây ra tình trạng tương tự, gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.
- Gan heo
Trong măng tre có chứa nhiều chất có hoạt tính sinh học đặc biệt. Do đó, nếu các bạn chế biến măng cùng với gan heo hoặc ăn chúng trong cùng một bữa ăn thì các chất trong măng có thể làm giảm khả năng hấp thụ các vitamin trong gan. Điều này có thể làm giảm giá trị dinh dưỡng của món gan.
- Các thực phẩm có tính hàn khác
Về bản chất, măng tre vốn có tính mát, giúp thanh nhiệt làm mát cơ thể. Nếu các bạn sử dụng măng cùng với những thực phẩm có tính hàn như: Bí đao, rau muống, rau dền, rau mồng tơi, rau má, dưa hấu, lê, nước đá lạnh, kem,…thì sẽ có thể làm tăng mức độ lạnh của cơ thể. Từ đó, dẫn tới các triệu chứng lạnh bụng, đau bụng và đi ngoài phân lỏng.
KHI ĂN MĂNG CẦN LƯU Ý NHỮNG GÌ ĐỂ TRÁNH BỊ NGỘ ĐỘC?
Để giữ được tối đa các chất dinh dưỡng có trong măng, đồng thời ngăn ngừa những rủi ro cho sức khỏe, các bạn cần lưu ý một số điều dưới đây khi chế biến và sử dụng măng:
– Trong măng có chứa chất cyanide, chất này sau khi đi vào dạ dày thì sẽ chuyển hóa thành axit cyanhydric – một chất cực độc cho cơ thể. Do đó, để đảm bảo an toàn, các bạn nên ngâm măng lâu trong nước và thay nước nhiều lần. Việc này sẽ giúp loại bỏ bớt lượng cyanide có trong măng. Ngoài ra, cần luộc măng kỹ ít nhất 3 lần trước khi sử dụng để ngăn ngừa nguy cơ bị ngộ độc cyanide. (1)
– Trong quá trình luộc, nấu măng, các bạn nên để vung mở, không nên đậy vung nồi. Điều này sẽ giúp các chất độc trong măng có thể bay hơi, thoát ra ngoài, không ngấm vào trong măng gây hại cho sức khỏe.
– Không nên ăn quá nhiều măng. Măng tre tuy có hương vị thơm ngon, hấp dẫn, nhưng các bạn không nên tiêu thụ món ăn này quá nhiều và liên tục. Bởi măng có hàm lượng chất xơ cao, nếu ăn nhiều thì sẽ có thể tạo gánh nặng cho hệ tiêu hóa, dẫn tới tình trạng đầy hơi, khó tiêu và tiêu chảy. Do đó, tốt nhất là các bạn chỉ nên ăn hai bữa măng/ tháng, mỗi bữa chỉ tiêu thụ khoảng từ 200 – 300 gram măng.
– Không sử dụng măng ngâm giấm, ăn xổi. Trong măng có chứa nhiều độc tố có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe. Do đó, các bạn không nên ăn các món măng ngâm giấm chưa đủ thời gian, măng chưa có dấu hiệu ngả màu và không có mùi chua. Việc ăn măng muối xổi có thể khiến bạn bị ngộ độc, thậm chí đe dọa đến tính mạng.
NHỮNG AI KHÔNG NÊN ĂN MĂNG
Các món ăn từ măng đã chinh phục biết bao thực khách nhờ vị ngọt thanh tự nhiên, độ dai giòn và sự đa dạng trong cách chế biến. Tuy nhiên, có một số đối tượng dưới đây được khuyến cáo nên hạn chế sử dụng măng để tránh tác động xấu đến sức khỏe:
- Người mắc bệnh Gout
Việc ăn măng tre, măng trúc,….có thể làm tăng tốc độ tổng hợp axit uric trong cơ thể. Từ đó, khiến bệnh Gout ngày càng tiến triển nặng hơn, làm tăng nặng các triệu chứng đau, sưng và viêm khớp.
- Người mắc bệnh sỏi thận
Trong măng tre có chứa nhiều axit oxalic, nếu tiêu thụ nhiều sẽ có thể làm tăng nguy cơ phát triển sỏi thận hoặc khiến bệnh sỏi thận tiến triển nghiêm trọng hơn.
- Người bị đau dạ dày
Măng tre có vị chua, có thể kích thích dạ dày tăng tiết dịch vị axit. Do đó, những người đang bị đau dạ dày nên hạn chế ăn các món ăn từ măng vì chúng có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày và làm những cơn đau trở nên trầm trọng hơn.
Trên đây là những thông tin chia sẻ về chủ đề măng với đu đủ có kỵ nhau không. Mọi thắc mắc về vấn đề này, các bạn hãy vui lòng nhấp chuột chọn TẠI ĐÂY hoặc comment cuối bài để được tư vấn và giải đáp sớm nhất.
Thông báo chính thức: Top100vn.vn - Review Top sản phẩm dịch tốt nhất, chúng tôi không bán hàng cũng không cung cấp bất kì dịch vụ tính phí nào.
Mọi lời mời chào mua hàng hay bất kì hành vi nào có phát sinh chi phí cho bạn dưới danh nghĩa Top100vn.vn đều là lừa đảo, Top100vn.vn miễn trừ mọi trách nhiệm. Xin cám ơn!