Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của Top100vn.vn, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "top100vn". (Ví dụ: thịt gà kỵ gì top100vn).
48 lượt xem

Măng với khoai tây có kỵ nhau không?

Măng tre rất ngon miệng, dễ ăn, nên thường xuất hiện trong các món ăn thường ngày. Tuy nhiên, các bạn đã biết hết những loại thực phẩm kiêng kỵ với măng để chế biến đúng cách và tận dụng được những lợi ích của măng hay chưa? Bài viết dưới đây Top100vn sẽ cung cấp những thông tin cụ thể xoay quanh vấn đề măng kỵ nấu với gì? Măng với khoai tây có kỵ nhau không? để các bạn tham khảo!

Măng với khoai tây có kỵ nhau không

MĂNG TRE BAO GỒM NHỮNG DƯỠNG CHẤT GÌ?

Măng là cây non mọc lên khỏi mặt đất của các loại cây tre, nứa, trúc. Chúng có vị ngọt và giòn sần sật nên được dùng làm nguyên liệu để chế biến nhiều món ăn hàng ngày.

Một số món ăn ngon từ măng tre có thể kể đến như: Măng xào thịt bò, măng ngâm giấm ớt, canh măng nấu chân giò, bún măng vịt, canh cá basa nấu măng,…

Không chỉ thơm ngon, dễ ăn, măng tre còn là nguồn cung cấp nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể như: Chất xơ, kali, magie, canxi, photpho, đồng, sắt, selen, kẽm,….

7 TÁC DỤNG KHÔNG NGỜ CỦA MĂNG TRE

Việc bổ sung măng vào chế độ ăn uống có thể mang lại một số lợi ích sức khỏe như:

  • Cải thiện thị lực

Măng tre có chứa vitamin A, giúp hỗ trợ quá trình sản xuất mucins – chất nhầy giúp bôi trơn bề mặt mắt, giữ cho đôi mắt luôn ẩm và khỏe mạnh. Ngoài ra, vitamin A còn giúp bảo vệ và tăng cường sức khỏe của giác mạc, kết mạc. Từ đó, có thể ngăn ngừa các bệnh quáng gà, viêm kết mạc, viêm giác mạc, thoái hóa điểm vàng,… (1)

  • Ổn định cân nặng

Trong măng tre chỉ có chứa một lượng calo khá thấp, khoảng 13 calo/ 100 gram. Bên cạnh đó, măng tre rất giàu chất xơ, có thể giúp các bạn cảm thấy no lâu, no nhanh hơn, làm giảm cảm giác thèm ăn và duy trì vóc dáng thon gọn.

  • Điều hòa huyết áp

Măng tre có chứa các khoáng chất Kali, magie, sẽ giúp làm thư giãn các mạch máu, cải thiện quá trình lưu thông máu đến các mô và cơ quan trong cơ thể. Từ đó, có thể điều hòa huyết áp, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh lý tại tim mạch.

  • Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Nhờ có hàm lượng chất xơ dồi dào, việc ăn măng có thể giúp làm giảm tốc độ hấp thụ glucose vào máu, ngăn ngừa và kiểm soát bệnh tiểu đường.

  • Tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể

Thành phần vitamin A và C có trong măng tre có thể giúp cơ thể tăng cường sản xuất các tế bào bạch cầu, xây dựng hệ miễn dịch khỏe mạnh và ngăn ngừa các bệnh lý viêm nhiễm.

MĂNG VỚI KHOAI TÂY CÓ KỴ NHAU KHÔNG?

Măng là loại thực phẩm có hàm lượng axit oxalic cao. Trung bình trong 1 kg măng tươi có chứa đến 2220 mg axit oxalic. Nếu các bạn tiêu thụ măng cùng với những thực phẩm giàu axit oxalic khác như khoai tây thì sẽ có thể gây tích tụ axit oxalic trong cơ thể. Ở liều cao, axit oxalic có thể gây kết tủa lắng đọng sỏi tại các cơ quan tiết niệu, gan mật, tụy,…

Bên cạnh khoai tây, thì một số loại rau củ giàu oxalat khác như: Củ dền, rau muống, cải bó xôi, cải xoăn,…cũng không được khuyến khích sử dụng chung với măng.

Ngoài ra, khi sử dụng các thực phẩm có hàm lượng axit oxalic cao như măng thì các bạn nên chú ý tăng cường uống nước để tăng đào thải chất này ra khỏi cơ thể. Đồng thời, thực hiện các biện pháp sơ chế, chế biến như: Ngâm, rửa, luộc, rang,….để làm giảm lượng axit oxalic trong thực phẩm.

KHÔNG NÊN ĂN CHUNG MĂNG VỚI GÌ?

Măng là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, các chất dinh dưỡng trong măng có thể không nguyên vẹn nếu các bạn kết hợp măng cùng với những thực phẩm đại kỵ. Vậy măng kỵ với món gì?

Dưới đây là những món ăn, đồ uống không nên dùng chung với măng mà các bạn cần lưu ý:

  • Hải sản

Trong các loại thủy hải sản như tôm, cua, ngao,….có chứa một lượng lớn asen hóa trị V. Khi kết hợp với thành phần vitamin C có trong măng thì chất này sẽ chuyển hóa thành asen hóa trị III (hay còn gọi là thạch tín) có khả năng gây ngộ độc cấp tính cho cơ thể.

  • Dưa leo

Trong dưa leo có chứa men phân giải vitamin C. Trong khi đó, măng tre lại có hàm lượng vitamin C cao. Do đó, khi ăn dưa leo và măng cùng một lúc thì sẽ có thể phá hủy toàn bộ nguồn vitamin C quý giá có trong măng.

  • Thực phẩm có tính hàn

Theo Đông y, măng tre có vị ngọt, tính mát, bình, nên không được khuyến khích sử dụng chung với các thực phẩm có tính hàn khác như: Bí đao, rau muống, cà tím, rau má, nước lạnh, kem,…Việc dung nạp nhiều thực phẩm có tính hàn sẽ làm tăng mức độ lạnh trong cơ thể, dẫn tới các vấn đề tiêu hóa như: lạnh bụng, đau bụng và tiêu chảy. Tình trạng này sẽ xảy ra càng nghiêm trọng ở những người có hệ tiêu hóa nhạy cảm hay có thể trạng hư hàn.

  • Sữa và các chế phẩm từ sữa

Axit oxalic tồn tại khá nhiều trong măng tre. Chất này khi kết hợp với canxi có trong sữa thì sẽ tạo ra hợp chất kết tủa canxi oxalat. Từ đó, gây cản trở quá trình tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng, thậm chí làm tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi thận.

Tương tự với sữa, thì các bạn cũng cần tránh chế biến hoặc ăn măng tre chung với những thực phẩm giàu canxi khác như: Hải sản, phô mai, sữa chua, váng sữa,…

  • Gan lợn

Các khoáng chất đồng và sắt trong gan lợn sẽ làm oxy hóa thành phần vitamin C trong măng tre. Từ đó, khiến vitamin C bị phân giải, mất đi chức năng sinh học và làm giảm giá trị dinh dưỡng của món ăn. Để hấp thụ tối đa chất dinh dưỡng trong măng, các bạn nên sử dụng tách biệt măng tre và gan lợn cách nhau ít nhất 2 tiếng.

NHỮNG NGƯỜI KHÔNG NÊN ĂN MĂNG

Măng tre tuy rất tốt cho sức khỏe nhưng có một số nhóm đối tượng dưới đây được khuyến cáo nên tránh tiêu thụ loại thực phẩm này:

  • Người bị đau dạ dày

Trong măng tre có chứa nhiều bã xơ, sẽ cần mất nhiều thời gian để tiêu hóa hết. Do đó, những người đang gặp các vấn đề tại dạ dày như: Viêm dạ dày, trào ngược axit dạ dày,…nên hạn chế tiêu thụ các món ăn từ măng. (2)

  • Người mắc bệnh thận

Măng tre có chứa lượng lớn axit oxalic. Chất này sẽ có thể dễ làm hình thành sỏi ở thận nếu tiêu thụ nhiều. Bên cạnh đó, hàm lượng kali trong măng cũng có thể tạo thêm gánh nặng cho thận, khiến những tổn thương ở thận càng trở nên nghiêm trọng hơn.

  • Bệnh nhân mắc bệnh Gout

Việc măng tre, măng trúc có thể đẩy nhanh tốc độ hình thành axit uric trong cơ thể. Từ đó, khiến bệnh Gout ngày càng tiến triển nặng hơn và làm tăng nặng các triệu chứng sưng, đau, nóng ở các khớp.

  • Trẻ ở tuổi dậy thì

Trong măng tre có chứa một lượng lớn cellulose và axit oxalic. Các chất này có thể gây cản trở quá trình hấp thụ các khoáng chất như: Canxi, sắt, kẽm,…Do đó, nếu trẻ ở tuổi dậy thì ăn nhiều măng thì sẽ có thể bị thiếu hụt các khoáng chất này. Từ đó, dẫn đến tình trạng còi xương, chậm phát triển.

  • Những người đang sử dụng thuốc aspirin thường xuyên

Những người đang phải điều trị bệnh bằng thuốc aspirin nếu ăn măng tre thì sẽ có thể gây kích ứng và làm tổn thương niêm mạc dạ dày.

Trên đây là những thông tin chia sẻ về chủ đề măng với khoai tây có kỵ nhau không. Mọi thắc mắc về vấn đề này, các bạn hãy vui lòng nhấp chuột chọn TẠI ĐÂY hoặc comment cuối bài để được tư vấn và giải đáp sớm nhất.

Thông báo chính thức: Top100vn.vn - Review Top sản phẩm dịch tốt nhất, chúng tôi không bán hàng cũng không cung cấp bất kì dịch vụ tính phí nào.

Mọi lời mời chào mua hàng hay bất kì hành vi nào có phát sinh chi phí cho bạn dưới danh nghĩa Top100vn.vn đều là lừa đảo, Top100vn.vn miễn trừ mọi trách nhiệm. Xin cám ơn!