Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của Top100vn.vn, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "top100vn". (Ví dụ: thịt gà kỵ gì top100vn).
34 lượt xem

Măng với nấm kim châm có kỵ nhau không?

Măng tre nổi tiếng là một loại thực phẩm thơm ngon, giàu chất dinh dưỡng nên được nhiều người sử dụng để chế biến các món ăn hàng ngày. Tuy nhiên, liệu các bạn đã biết măng kỵ nấu với gì? Măng với nấm kim châm có kỵ nhau không? Cách chế biến măng như thế nào để đảm bảo an toàn? Bài viết sau đây sẽ giải đáp cụ thể những vấn đề này!

Măng với nấm kim châm có kỵ nhau không

MĂNG TRE LÀ GÌ?

Măng là phần chồi non mọc lên khỏi mặt đất của các loài tre. Chúng thường có dạng hình nón, màu vàng nhạt, với các lớp vỏ bên ngoài xếp chồng lên nhau để bảo vệ phần ruột bên trong.

Măng có vị ngọt, giòn sần sật, được sử dụng phổ biến trong các món ăn truyền thống của người Việt như: Canh măng nấu chân giò, bún măng vịt, thịt bò xào măng, gỏi măng tôm thịt, măng tươi xào lá lốt,…

ĂN MĂNG TRE CÓ TỐT CHO SỨC KHỎE?

Măng tre là loại thực phẩm có chứa ít calo và rất giàu chất xơ, vitamin A, B, C, E cùng với các loại khoáng chất thiết yếu như: Kali, sắt, đồng, kẽm, magie, mangan, canxi, photpho, selen,…Vì vậy, việc ăn măng có thể đem lại nhiều lợi ích sức khỏe không ngờ như:

  • Cải thiện sức khỏe đường ruột

Măng là một nguồn thực phẩm chứa hàm lượng chất xơ dồi dào. Chất xơ là dưỡng chất quan trọng, giúp kích thích nhu động ruột, giữ lại nước và khiến bạn đi đại tiện đều đặn hơn. Từ đó, có thể ngăn ngừa các tình trạng khó tiêu, đầy hơi và táo bón.

  • Giúp mắt sáng khỏe

Trong măng tre có chứa hàm lượng vitamin A cao. Loại vitamin này tạo ra sắc tố trong võng mạch, hỗ trợ chúng ta nhìn tốt trong điều kiện ánh sáng yếu. Ngoài ra, vitamin A cũng giúp bảo vệ và tăng cường sức khỏe của giác mạc, kết mạc, ngăn ngừa các bệnh quáng gà, thoái hóa điểm vàng,….

  • Duy trì tim mạch khỏe mạnh

Măng có chứa nhiều chất xơ, giúp làm giảm lượng cholesterol xấu (LDL) trong máu. Từ đó, ngăn chặn sự hình thành các mảng lipid lắng đọng trên thành mạch gây bệnh xơ vữa động mạch.

Tình trạng xơ vữa động mạch có thể dẫn đến bệnh thiếu cơ tim cục bộ, nhồi máu cơ tim hay thậm chí là đột quỵ.

Ngoài ra, magie và kali cũng là những khoáng chất có lợi trong măng tre, giúp thư giãn các mạch máu, làm giảm căng thẳng cho tim và điều hòa huyết áp.

  • Ngăn ngừa bệnh ung thư

Việc ăn măng tre sẽ giúp bạn bổ sung những chất chống oxy hóa như: Catechin, axit chlorogenic và axit p – coumaric. Những chất này sẽ giúp loại bỏ các gốc tự do ra khỏi cơ thể, ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư.

  • Chống lão hóa và trẻ hóa làn da

Măng tre rất giàu vitamin A và C, giúp kích thích tổng hợp collagen, cải thiện độ đàn hồi của làn da, ngăn ngừa và đẩy lùi các dấu hiệu lão hóa da.

MĂNG VỚI NẤM KIM CHÂM CÓ KỴ NHAU KHÔNG?

Việc tìm hiểu măng tre kỵ với gì sẽ giúp các bạn nhận được những lợi ích sức khỏe tối ưu từ loại thực phẩm này cũng như hạn chế những tác dụng phụ không mong muốn. Vậy măng với nấm kim châm có kỵ nhau không?

Theo Đông y, măng có tính mát, vị ngọt, hơi đắng. Và nấm kim châm cũng có tính hàn tương tự. Sự kết hợp hai loại thực phẩm này có thể khiến cơ thể bị lạnh, dẫn tới các tình trạng lạnh bụng, đau bụng và tiêu chảy.

Tình trạng tương tự cũng có thể xảy ra khi bạn tiêu thụ măng cùng với những món ăn, đồ uống có tính hàn khác như: Bí đao, rau muống, rau dền, rau mồng tơi, rau má, dưa chuột, đậu xanh, nước lạnh, trà đá hay kem. Vì vậy, các bạn cần hết sức lưu ý khi kết hợp măng cùng với những thực phẩm này.

MĂNG KỴ VỚI MÓN GÌ? 3 THỰC PHẨM ĐẠI KỴ CẦN BIẾT

Việc kết hợp măng tre cùng với những loại thực phẩm không phù hợp có thể gây ra các phản ứng đầy bụng, khó tiêu hoặc tiêu chảy. Để tránh gặp phải các vấn đề tiêu hóa này, các bạn cần lưu ý không nên nấu măng cùng với các món sau:

  • Dưa leo

Dưa leo có chứa enzyme có khả năng phân giải vitamin C trong măng tre. Khi ăn dưa leo và măng tre cùng một lúc thì giá trị dinh dưỡng của măng sẽ bị giảm đi đáng kể.

  • Gan động vật

Các loại gan động vật như: Gan lợn, gan gà, gan bò,…thường có chứa một lượng lớn ion đồng. Trong khi đó, măng là loại thực phẩm giàu vitamin C. Vitamin C khi gặp ion đồng thì sẽ có thể bị oxy hóa và phân giải. Từ đó, làm mất đi giá trị dinh dưỡng của măng.

  • Các loại rau củ giàu axit oxalic

Bản thân măng có chứa hàm lượng axit oxalic cao. Do đó, các bạn không nên chế biến hoặc tiêu thụ măng cùng với những thực phẩm giàu axit oxalic khác như: Mướp đắng, rau muống, rau dền, cải bó xôi, cải xoăn, củ dền,….Bởi việc dung nạp một lượng lớn axit oxalic vào cơ thể sẽ gây cản trở quá trình hấp thu khoáng chất, thậm chí làm hình thành sỏi ở đường tiết niệu, tụy, gan hoặc mật.

ĂN MĂNG NHƯ THẾ NÀO ĐỂ KHÔNG HẠI CHO SỨC KHỎE?

Để chế biến món ăn từ măng an toàn và giàu dinh dưỡng, các bạn cần tuân thủ một số lưu ý sau đây:

– Không nên ăn quá nhiều măng bởi vì trong măng có chứa nhiều bã xơ, nếu tiêu thụ nhiều thì sẽ có thể hình thành khối bã rắn chắc trong dạ dày. Từ đó, dẫn tới các triệu chứng đau bụng, chướng bụng, đầy hơi, buồn nôn, bí trung đại tiện,…

– Khi ăn măng, các bạn nên nhai thật chậm, thật kỹ để hỗ trợ quá trình tiêu hóa, hạn chế tình trạng đầy bụng, khó tiêu.

– Trong măng có chứa cyanide, sau khi vào dạ dày thì chất này sẽ được hấp thụ và chuyển hóa thành axit cyanhydric – một chất cực độc với cơ thể. Do đó, để măng hết đắng và không còn độc tố, các bạn nên ngâm măng trong nước qua đêm và trong quá trình ngâm thì cần thay nước nhiều lần. Sau đó, rửa sạch măng và đem đi luộc ít nhất 3 lần, rồi mới sử dụng để chế biến món ăn.

– Trong quá trình luộc măng, các bạn lưu ý không nên đậy nắp vung để các độc tố trong măng bay hơi thoát ra ngoài, không ngấm vào trong măng gây hại cho sức khỏe.

– Tuyệt đối không được ăn măng đã được chế biến sẵn tại chợ vì rất có thể người bán đã không sơ chế, làm sạch măng cẩn thận, đúng cách, nên măng vẫn có thể còn chứa độc chất.

– Khi chọn mua măng, các bạn nên chọn những cây măng còn thơm, vỏ trơn, không có đốm lạ. Nếu chọn mua măng đã sơ chế thì cần chọn măng có màu trắng ngà tự nhiên, giòn và thơm nhẹ. Tránh mua măng có màu trắng/ vàng bất thường hoặc có mùi lạ vì rất có thể loại măng đó đã được ngâm hóa chất.

– Sau khi luộc măng, nếu chưa sử dụng hết thì các bạn có thể cho vào hộp nhựa, rồi đổ nước sạch vào sao cho ngập mặt măng. Sau đó, cho hộp măng vào ngăn mát tủ lạnh để bảo quản. Mỗi ngày thay nước trong hộp măng 1 lần. Nếu không ngâm nước thì các bạn để cho măng thật ráo nước, rồi cho hộp cất ngăn mát tủ lạnh ăn dần.

– Những người mắc các bệnh về tiêu hóa, đang bị bệnh Gout, sỏi mật, sỏi thận, phụ nữ mang thai và trẻ em nên tránh ăn măng để đảm bảo sức khỏe.

Trên đây là những thông tin chia sẻ về chủ đề măng với nấm kim châm có kỵ nhau không. Mọi thắc mắc về vấn đề này, các bạn hãy vui lòng nhấp chuột chọn TẠI ĐÂY hoặc comment cuối bài để được tư vấn và giải đáp sớm nhất.

Thông báo chính thức: Top100vn.vn - Review Top sản phẩm dịch tốt nhất, chúng tôi không bán hàng cũng không cung cấp bất kì dịch vụ tính phí nào.

Mọi lời mời chào mua hàng hay bất kì hành vi nào có phát sinh chi phí cho bạn dưới danh nghĩa Top100vn.vn đều là lừa đảo, Top100vn.vn miễn trừ mọi trách nhiệm. Xin cám ơn!