Măng tre là một món ăn khoái khẩu của nhiều người. Hương vị ngọt mát, giòn tươi của loại thực phẩm này có thể chinh phục được nhiều thực khách khó tính. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, có một số loại đồ ăn, thức uống không nên kết hợp cùng với măng tươi vì sẽ có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vậy không nên ăn măng với gì? Măng với sầu riêng có kỵ nhau không? Dưới đây là những thông tin giải đáp cho băn khoăn này!
ĐẶC ĐIỂM VÀ CÔNG DỤNG CỦA MĂNG TRE
Măng là chồi non của một số loại cây thuộc họ Tre như: Tre, le, nứa, vầu,…Chúng có hình nón, được bao phủ bởi những vòng nang cứng, đầu xẻ thành tua ngắn. Mọi người thường thu hoạch măng tre vào mùa xuân, khi chồi non đã phát triển đến 10 – 15 cm.
Măng tre là một nguyên liệu nấu ăn quen thuộc ở các nước Châu Á, có thể được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, từ món canh, xào, luộc, hầm cho đến muối chua.
Theo Đông y, măng tre có vị ngọt, đắng nhẹ, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, lợi niệu, hoạt huyết và khu phong, thường được dùng để trị ho, cảm mạo phong hàn, kiết lỵ,…Còn theo các nghiên cứu hiện đại thì măng có thành phần dinh dưỡng vô cùng phong phú. Măng rất giàu chất xơ, vitamin A, B, C, E, magie, canxi, kali, photpho, sắt, đồng, kẽm, mangan,…Đây được xem là món ăn có lợi cho hệ tiêu hóa, giúp thúc đẩy nhu động ruột, ngăn ngừa các tình trạng đầy hơi, táo bón,….
MĂNG VỚI SẦU RIÊNG CÓ KỴ NHAU KHÔNG?
Măng tre là một món ăn có vị chua giòn, rất ngon miệng. Không chỉ thế, măng còn có giá trị dinh dưỡng cao, mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể. Dẫu vậy, không phải tất cả các loại thực phẩm đều có thể kết hợp được với măng. Theo các chuyên gia, việc sử dụng măng tre cùng với những món ăn, đồ uống không phù hợp có thể tác động xấu đến cơ thể. Vậy măng với sầu riêng có kỵ nhau không?
Khi nhắc đến những món đại kỵ với măng thì không thể không nhắc đến sầu riêng. Bởi măng tre vốn có tính mát, nếu kết hợp cùng với sầu riêng có tính nóng thì sẽ có thể gây ra hiện tượng xung khắc nhiệt trong cơ thể, khiến các bạn dễ bị đau bụng, buồn nôn và tiêu chảy.
Ngoài sầu riêng, thì các bạn cũng không nên sử dụng măng tre cùng với những loại thực phẩm có tính nóng khác như: Vải, nhãn, xoài, chôm chôm, mít,….để tránh gặp phải các vấn đề tiêu hóa.
MĂNG KỴ VỚI MÓN GÌ? TOP 5 LOẠI THỰC PHẨM KHÔNG NÊN DÙNG CHUNG VỚI MĂNG
Theo các chuyên gia, việc ăn măng không đúng cách, kết hợp cùng với những loại thực phẩm kiêng kỵ không chỉ làm mất chất dinh dưỡng mà còn có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như: Dị ứng, rối loạn tiêu hóa,…
Do đó, các bạn cần phải tìm hiểu măng kỵ với món gì để chế biến các món ăn từ lươn đảm bảo an toàn và giữ lại tối đa các chất dinh dưỡng. Cụ thể, một số thực phẩm, đồ uống không nên ăn chung với măng có thể kể đến như:
- Gan động vật
Trong măng có chứa hàm lượng vitamin C cao. Loại vitamin này sẽ dễ bị oxy hóa và mất đi chức năng sinh học khi gặp các ion kim loại, đặc biệt là đồng. Trong khi đó, các loại gan động vật như: Gan heo, gan gà, gan vịt,…thường có chứa rất nhiều đồng. Do đó, việc chế biến hoặc ăn măng cùng với gan động vật có thể khiến cơ thể không thể hấp thụ được trọn vẹn nguồn vitamin C có trong măng.
- Thực phẩm giàu axit oxalic
Măng tre là một loại thực phẩm có hàm lượng axit oxalic cao. Khi các bạn tiêu thụ măng cùng với những loại thực phẩm giàu axit oxalic khác như: Cà chua, củ cải, đậu phộng, hạt điều, khoai lang, khoai tây, cải xoăn, cải bó xôi,…Bởi điều này sẽ khiến cơ thể dung nạp một lượng lớn axit oxalic. Từ đó, làm tăng nguy cơ hình thành sỏi tại cơ quan tiết niệu, gan, mật và tụy,…
- Đậu nành
Đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành đều rất giàu magie và canxi. Trong khi đó, măng tươi lại có chứa nhiều axit oxalic. Loại axit này khi kết hợp với các khoáng chất canxi và magie trong đậu nành thì sẽ tạo ra hợp chất kết tủa magie oxalat và canxi oxalat. Đây là những chất không hòa tan và khó phân hủy trong dạ dày. Từ đó, gây ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa và quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng.
Ngoài ra, cả măng và đậu nành đều có tính mát. Khi tiêu thụ chung với nhau sẽ dễ gây ra tình trạng đau bụng, tiêu chảy ở những người có hệ tiêu hóa nhạy cảm.
- Thực phẩm giàu vitamin C
Trong măng tre có chứa một số chất có khả năng phân giải vitamin C. Do đó, để hấp thụ tối đa các chất dinh dưỡng, các bạn không nên ăn măng tre và những thực phẩm giàu vitamin C như: Cam, quýt, bưởi, kiwi, dâu tây, ớt chuông,…cùng một lúc hoặc trong thời gian quá sát nhau.
- Nước đá lạnh
Về bản chất, măng có tính mát, khi kết hợp với nước đá lạnh thì sẽ càng làm tăng thêm mức độ lạnh bên trong cơ thể. Từ đó, gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, dễ dẫn đến các triệu chứng lạnh bụng, đau bụng và đi ngoài phân lỏng.
Ngoài nước đá lạnh thì các bạn cũng cần tránh tiêu thụ măng tre cùng với những loại thực phẩm mang tính hàn khác như: Rau muống, rau dền, bí đao, rau má, dưa hấu, lê, thanh long, kem,….
KHI ĂN MĂNG CẦN LƯU Ý NHỮNG ĐIỀU GÌ?
Ngoài việc tìm hiểu măng kỵ với món gì, các bạn cần lưu ý những điều sau để đảm bảo giá trị dinh dưỡng và sức khỏe khi ăn măng:
- Luộc măng thật kỹ
Trong măng có chứa hàm lượng cyanide cao. Dưới tác động của enzyme tiêu hóa, chất này sẽ chuyển hóa thành axit cyanhydric – đây là một chất cực độc với cơ thể. Để loại bỏ bớt lượng cyanide có trong măng, các bạn cần ngâm chúng trong nước sạch, để qua đêm và thay nước thường xuyên. Bên cạnh đó, các bạn cần luộc măng ít nhất 3 lần để khử sạch các chất độc trong măng, rồi sau đó mới dùng để chế biến món ăn.
- Cần mở vung khi luộc măng
Trong quá trình luộc, nấu măng, các bạn cần mở vung để các chất độc tố bay hơi, thoát hết ra ngoài, không ngấm vào trong măng gây hại cho sức khỏe.
- Không nên ăn quá nhiều măng
Trong măng tre có hàm lượng cao chất xơ. Việc dung nạp quá nhiều chất xơ có thể dẫn đến các vấn đề tiêu hóa như: Đầy hơi, khó tiêu,…, thậm chí gây bít tắc đường ruột. Do đó, các bạn chỉ nên ăn măng tre với lượng vừa phải, khoảng 2 bữa/ tháng, mỗi bữa chỉ tiêu thụ khoảng từ 200 – 300 gram.
- Lưu ý khi chọn mua măng
Các bạn nên chọn mua măng ở những cơ sở uy tín, đảm bảo nguồn gốc xuất xứ. Đối với măng tươi thì nên chọn củ măng trắng, sạch, không có mùi lạ, không bị đen gốc, trên vỏ măng không có những đốm lạ. Còn với măng khô thì nên chọn loại có màu vàng nhạt hổ phách, khi ngửi sẽ thấy có mùi thơm tự nhiên từ tre nứa.
- Những nhóm người không nên tiêu thụ măng
Những người đang bị đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa, mắc bệnh Gout, sỏi thận và trẻ em không nên ăn các món từ măng để đảm bảo sức khỏe. (1)
Trên đây là những thông tin chia sẻ về chủ đề măng với sầu riêng có kỵ nhau không. Mọi thắc mắc về vấn đề này, các bạn hãy vui lòng nhấp chuột chọn TẠI ĐÂY hoặc comment cuối bài để được tư vấn và giải đáp sớm nhất.
Thông báo chính thức: Top100vn.vn - Review Top sản phẩm dịch tốt nhất, chúng tôi không bán hàng cũng không cung cấp bất kì dịch vụ tính phí nào.
Mọi lời mời chào mua hàng hay bất kì hành vi nào có phát sinh chi phí cho bạn dưới danh nghĩa Top100vn.vn đều là lừa đảo, Top100vn.vn miễn trừ mọi trách nhiệm. Xin cám ơn!