Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của Top100vn.vn, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "top100vn". (Ví dụ: thịt gà kỵ gì top100vn).
42 lượt xem

Tại sao măng cụt kỵ đường cát?

Măng cụt là một loại trái cây nhiệt đới, có phần thịt trắng, mọng nước và ngọt thanh, nên được rất nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, có nhiều người truyền tai nhau rằng việc kết hợp măng cụt cùng với đường cát sẽ có thể tạo ra độc tố gây hại cho sức khỏe. Vậy thực hư vấn đề này như thế nào? Tại sao măng cụt kỵ đường cát? Hãy cùng tìm hiểu cụ thể vấn đề trong bài viết dưới đây!

Tại sao măng cụt kỵ đường cát

MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ QUẢ MĂNG CỤT

Cây măng cụt là một loại cây ăn quả thuộc họ Bứa, thân gỗ to, có thể cao đến hơn 20m. Quả măng cụt có hình cầu, với lớp vỏ dày và xốp. Khi còn non thì quả măng cụt sẽ có màu xanh nhạt, sau đó sẽ chuyển dần sang màu tím nhạt rồi đỏ tím như màu rượu vang. Bộ phận ăn được là phần ruột màu trắng bên trong, mọng nước, có chứa hạt, vị chua ngọt và thơm.

Trái măng cụt có thể được dùng trực tiếp hoặc chế biến thành nhiều món ăn, đồ uống hấp dẫn như: Chè măng cụt, kem măng cụt, sinh tố măng cụt, gỏi gà măng cụt, gỏi măng cụt tôm thịt,…

Quả măng cụt có chứa ít calo nhưng lại rất giàu chất xơ, carbs, vitamin B, C và các khoáng chất như: Magie, mangan, sắt, đông,….Nhờ đó, nó có thể đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và sắc đẹp.

ĂN MĂNG CỤT TỐT CHO SỨC KHỎE NHƯ THẾ NÀO?

Ở Việt Nam, măng cụt được sử dụng như một loại quả tráng miệng thơm ngon, chua ngọt xen lẫn. Tuy nhiên, ít ai biết rằng loại trái cây này cũng mang lại nhiều tác dụng tích cực cho sức khỏe, giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị một số bệnh lý. Cụ thể như sau:

  • Ngăn ngừa các bệnh ung thư

Những chiết xuất từ vỏ quả măng cụt đã được chứng minh là có khả năng ức chế sự tăng trưởng của nhiều tế bào ung thư. Bên cạnh đó, hợp chất xanthone được tìm thấy nhiều trong vỏ loại quả này cũng có đặc tính chống oxy hóa mạnh, giúp chống lại các gốc tự do gây hại, mang lại tiềm năng ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư.

  • Ngăn ngừa tình trạng hôi miệng

Thành phần xanthones trong vỏ quả măng cụt có đặc tính chống viêm, kháng khuẩn, kháng virus. Việc súc miệng bằng nước sắc từ vỏ quả măng cụt sau khi ăn có thể giúp ức chế và tiêu diệt các vi khuẩn gây hại trong khoang miệng, cải thiện tình trạng hôi miệng hiệu quả và nhanh chóng.

  • Duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh

Hàm lượng chất xơ dồi dào trong trái măng cụt có thể giúp kích thích nhu động ruột, hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra trơn tru, nhanh chóng. Từ đó, ngăn ngừa tình trạng khó tiêu, đầy hơi và táo bón.

  • Giúp xương chắc khỏe hơn

Các vitamin và khoáng chất như: Magie, sắt, mangan, vitamin D có trong măng cụt có thể giúp xây dựng hệ xương khớp chắc khỏe. Đặc biệt, đối với trẻ em thì những dưỡng chất này sẽ giúp đảm bảo sự phát triển bình thường của xương, ngăn ngừa tình trạng còi xương, chậm phát triển.

  • Ổn định đường huyết

Hoạt chất proanthocyanidin và axit tannic có trong vỏ măng cụt đã được chứng mình là có khả năng kiểm soát tốt mức đường huyết, đặc biệt trên những bệnh nhân bị tiểu đường tuýp II. Bên cạnh đó, măng cụt có hàm lượng chất xơ dồi dào. Dưỡng chất này sẽ giúp làm chậm quá trình tiêu hóa thức ăn và nhờ vậy có thể làm giảm tốc độ hấp thụ glucose vào máu. Vì vậy, việc ăn măng cụt có thể giúp kiểm soát và ổn định lượng đường trong máu rất tốt.

TẠI SAO MĂNG CỤT KỴ ĐƯỜNG CÁT?

Hiện nay, trên các trang mạng xã hội có lan truyền thông tin về việc ăn măng cụt với đường cát có thể làm sản sinh các chất độc hại, dẫn tới các tình trạng đau bụng, đau cơ, đau khớp, đau đầu, buồn nôn,…Tuy nhiên, theo các chuyên gia, trong y học cổ truyền cũng như y học hiện đại vẫn chưa có ghi nhận về việc này.

Những thông tin về việc ăn măng cụt kết hợp với đường cát có thể gây ngộ độc là hoàn toàn không chính xác, không có căn cứ khoa học. Tuy nhiên, do măng cụt là loại trái cây có hàm lượng đường khá cao, nếu tiêu thụ cùng với đường thì sẽ có thể làm phát sinh nhiệt trong cơ thể, gây nóng trong, nổi mụn và tăng cân.

Do đó, mặc dù không hề gây ngộ độc cho cơ thể nhưng các bạn cũng không nên tiêu thụ hai món này cùng một lúc.

ĂN MĂNG CỤT NHƯ THẾ NÀO ĐỂ KHÔNG HẠI SỨC KHỎE?

Trong quá trình sử dụng măng cụt, các bạn cần lưu ý một số điều dưới đây để phát huy tối đa những lợi ích của loại quả này, đồng thời ngăn ngừa những tác dụng phụ không mong muốn:

– Chỉ nên ăn măng cụt 2 – 3 lần/ tuần, mỗi lần chỉ ăn khoảng 2 – 3 quả. Măng cụt có hàm lượng đường khá cao, nếu tiêu thụ nhiều sẽ có thể gây ra các tác dụng phụ như: Nổi mụn, tăng cân, nhiệt miệng, thậm chí làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp II.

– Không nên ăn măng cụt khi đói. Bởi loại quả này có vị chua nhẹ và chứa hàm lượng axit lactic cao. Nếu tiêu thụ khi bụng rỗng thì sẽ có thể gây kích thích tăng tiết dịch vị axit, làm tổn thương niêm mạc dạ dày. Tốt nhất là các bạn nên ăn măng cụt tráng miệng sau bữa ăn.

– Vỏ măng cụt có chứa các hợp chất xanthones, có khả năng gây cản trở quá trình đông máu. Do đó, các bạn không nên tiêu thụ măng cụt hoặc sử dụng các sản phẩm chứa vỏ măng cụt trong ít nhất 2 tuần trước khi tiến hành phẫu thuật để tránh các tác động không mong muốn, gây ảnh hưởng đến quá trình đông máu.

– Khi chọn mua măng cụt, nên lựa chọn những quả có kích thước vừa phải, không quá to. Phần núm có màu xanh tươi, vỏ màu nâu sẫm, mịn và bóng. Khi dùng tay ấn quanh vỏ quả nếu thấy vỏ mềm và dễ ấn thì đây là những quả măng cụt ngon, vừa đủ độ chín. Nếu thấy vỏ quả cứng không thể ấn xuống được thì đây là quả còn hơi sống, khi ăn sẽ thấy có vị chát chứ không ngọt.

– Sau khi mua măng cụt về, các bạn không nên đặt ở những vị trí tiếp xúc trực tiếp với gió hoặc ánh nắng mặt trời vì sẽ khiến quả nhanh bị héo, mất đi độ tươi ngon.

– Măng cụt có hàm lượng đường cao và có tính nóng. Do đó, sau khi ăn loại quả này, các bạn nên uống nhiều nước hoặc các loại trà thảo mộc như: Trà râu ngô, trà khổ qua, trà atiso,…để giúp làm giảm nhiệt trong cơ thể, hỗ trợ đào thải độc tố. Từ đó, hạn chế tình trạng nóng trong, nổi mụn sau khi ăn măng cụt.

– Ngoài ra, các bạn cũng có thể kết hợp măng cụt cùng với những loại trái cây có tính mát như: Dưa hấu, lê, thanh long, dứa,….để giúp trung hòa lại tính nóng của măng cụt, giải nhiệt, cân bằng nhiệt độ trong cơ thể.

– Chỉ nên ăn măng cụt tươi, tránh lựa chọn những sản phẩm măng cụt đã qua chế biến như: Măng cụt sấy khô, mứt măng cụt, măng cụt đóng hộp,…Vì chúng thường được cho thêm đường, chất phụ gia và chất bảo quản để kéo dài thời gian sử dụng. Những chất này nếu tiêu thụ nhiều thì sẽ có thể gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe.

– Những người có cơ địa dễ bị dị ứng, nóng trong, đang mắc bệnh ung thư, đa hồng cầu hay các bệnh lý tại dạ dày không nên ăn măng cụt để đảm bảo sức khỏe.

Trên đây là những thông tin chia sẻ về chủ đề tại sao măng cụt kỵ đường cát. Mọi thắc mắc về vấn đề này, các bạn hãy vui lòng nhấp chuột chọn TẠI ĐÂY hoặc comment cuối bài để được tư vấn và giải đáp sớm nhất.

Thông báo chính thức: Top100vn.vn - Review Top sản phẩm dịch tốt nhất, chúng tôi không bán hàng cũng không cung cấp bất kì dịch vụ tính phí nào.

Mọi lời mời chào mua hàng hay bất kì hành vi nào có phát sinh chi phí cho bạn dưới danh nghĩa Top100vn.vn đều là lừa đảo, Top100vn.vn miễn trừ mọi trách nhiệm. Xin cám ơn!